Khai mạc Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự 28/11/2022 10:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về những nội dung sau: Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia và bổ sung vốn nước ngoài cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Bên cạnh đó, cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 4 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về các điều kiện cải tạo, xây dựng và bảo trì các tòa nhà có liên quan đến các cơ quan ngoại giao và lãnh sự 2 bên; xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Kỳ họp thứ 4 đã thành công tốt đẹp. Theo thường lệ, sau khi kết thúc kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào báo cáo đánh giá của các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, thông tin, dư luận của nhân dân sẽ có đánh giá tổng kết kỳ họp nhằm tiếp tục rút kinh nghiệm cho kỳ họp sau.
Đồng thời, với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải cho ý kiến ngay để chuẩn bị cho Kỳ họp thường kỳ lần thứ 5 (tháng 5/2023).
Chủ tịch Quốc hội cho hay, trên cơ sở một số nhiệm vụ cấp bách, cụ thể, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến, trình Quốc hội giải quyết sớm 7 nội dung. Trong đó có nội dung về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu để đến Kỳ họp tháng 5 thì các quy hoạch khác, nhất là quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ có những khó khăn. Vì vậy, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia là việc hết sức cấp thiết. Đây là nội dung quan trọng nhất phải giải quyết sớm.
Một nội dung khác dự kiến trình xem xét tại kỳ họp bất thường là dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đây là nội dung đã được Quốc hội cho ý kiến tại 2 kỳ họp. Quốc hội và Chính phủ cũng thống nhất sẽ dành thêm thời gian để chuẩn bị, nhất là về một số nội dung quan trọng thuộc tài chính, y tế, cơ chế tự chủ tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh... Nếu dự án luật này chuẩn bị tốt thì có thể xem xét thông qua được sớm hơn.
Ngoài ra, còn có một số việc liên quan đến tài chính, ngân sách như vấn đề xử lý các vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT.
Hay, việc tổng kết đánh giá Nghị quyết 30/2021/QH15 liên quan đến quy định về cơ chế đặc thù, đặc biệt, đặc cách trong công tác phòng chữa bệnh, chống dịch; một số các vấn đề liên quan đến bổ sung dự toán ngân sách nhà nước; nguồn vốn viện trợ không hoàn lại; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại của các địa phương; điều chỉnh dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, những nội dung này Chính phủ mới có Tờ trình, chưa có điều kiện để thẩm tra theo quy trình quy định. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ rà soát cho ý kiến về những nội dung này và xem xét khả năng tổ chức kỳ họp bất thường.
Về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về các điều kiện cải tạo, xây dựng và bảo trì các tòa nhà có liên quan đến các cơ quan ngoại giao và lãnh sự 2 bên (Thỏa thuận Coca), Chủ tịch Quốc hội làm rõ, thỏa thuận này thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tuy nhiên, trong đó có một số nội dung có liên quan đến thuế đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
![[Infographic] 8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris 1973](https://congthuong-cdn.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2023/012023/27/15/hiep-dinh20230127152300.jpg?rt=20230127152300?230127050254)
[Infographic] 8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris 1973

Thủ tướng kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội

Hiệp định Paris 1973: Ký ức đong đầy sau nửa thế kỷ

Thủ tướng: Vừa cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội-TPHCM, vừa nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư đường sắt Bắc Nam

Thủ tướng biểu dương cao tốc Nha Trang – Cam Lâm vượt tiến độ 3 tháng
Tin cùng chuyên mục

Chào Xuân Quý Mão 2023: Hóa giải những nghịch lý của nền kinh tế

50 năm Hiệp định Paris: Nhớ lại chuyện đi vào lòng địch bằng phương tiện của địch

Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc dự án cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai

Lời chúc của Bác Hồ năm mới Xuân Quý Mão 1963

Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với những đóng góp đối ngoại quốc phòng

Tăng cường đại đoàn kết dân tộc để kiều bào là cánh tay nối dài

Độc lập và hùng cường

Xuân tiến bước

Củng cố nguồn lực nội tại, tiếp tục bứt phá trong năm bản lề

Lời chúc Tết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Xuân Quý Mão 2023

Hội nghị Paris và Hiệp định Paris 1973 để lại những bài học sâu sắc gì?

Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì vì tính mạng, sức khỏe nhân dân

Quốc hội sẽ luôn phối hợp, đồng hành với Chính phủ

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: 5 bài học điều hành để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023

Bản lĩnh người cầm lái trước những “cơn gió ngược”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác cấp điện dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội
