Khắc phục nguy cơ thiếu hụt lao động khi bình thường mới

Đại dịch Covid-19 đã tác động rất tiêu cực đến thị trường lao động, sự dịch chuyển lao động số lượng lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động cục bộ ở một số vùng, một số ngành, lĩnh vực.

Thiếu lao động cục bộ

Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), từ tháng 7 đến hết tháng 9/2021, cả nước có khoảng 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn. Trong đó, có khoảng 324.000 người trở về từ Hà Nội, 292.000 người về từ TP. Hồ Chí Minh và 450.000 người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam. Các tỉnh có nhiều lao động trở về là: An Giang (40.000 người), Sóc Trăng (33.000 người), Kiên Giang (32.000 người), Cà Mau (gần 21.000 người), Hậu Giang (9.211 người),...

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, tình trạng lao động ồ ạt trở về quê khiến quan hệ cung - cầu lao động bị mất cân đối cục bộ, nhất là những tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, nơi đã và đang bị chịu tác động rất lớn bởi đại dịch. Cùng với đó, thiếu hụt lao động theo ngành: điện tử (55,6%), da giày (51,7%), may (49,2%), sản xuất thiết bị điện (44,5%), dệt (39,5%). Từ đó cho thấy, sau khi các lao động ồ ạt trở về quê gây ra tình trạng thiếu lao động, các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn sau khi dừng giãn cách xã hội. Trong khi đó, tại một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… số lượng lao động không có việc làm tăng nhanh chóng, khả năng tìm việc làm tại tỉnh gặp khó khăn khi cầu lao động không lớn.

nguy cơ thiếu hụt lao động cục bộ ở một số ngành, vùng
Nguy cơ thiếu hụt lao động cục bộ ở một số ngành, vùng do ảnh hưởng của Covid-19

Trên thực tế thời gian vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn duy trì trả lương để giữ chân công nhân. Những nơi để đứt gãy nguồn cung lao động có thể là do doanh nghiệp chậm, “né” đóng bảo hiểm xã hội hoặc chưa có trách nhiệm với người lao động khi họ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Điều này cộng với những áp lực trong thời gian dài phải giãn cách, sống khó khăn trong các khu trọ khiến nhiều người lao động quyết định rời thành phố.

Kết nối, đảm bảo nguồn lao động

Để phục hồi thị trường lao động trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho hay, các địa phương cần chủ động nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, qua đó có những giải pháp kết nối, bảo đảm nguồn cung lao động phù hợp. Nếu để đứt gãy thị trường lao động thì sẽ tốn kém rất nhiều, thời gian khôi phục lại trạng thái bình thường cũng sẽ rất dài. Phục hồi thị trường lao động phải đặt trong mục tiêu chung về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả, từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Cùng với đó, bảo đảm từng bước phát triển thị trường lao động, gắn chặt việc phục hồi thị trường lao động với các yêu cầu về phục hồi sản xuất, phục hồi kinh tế chung của cả nước và từng địa phương, hạn chế thấp nhất những tiêu cực từ dịch bệnh tới thị trường lao động. Đối với người lao động (nguồn cung lao động), các địa phương cần tổ chức nắm các thông tin cơ bản: công việc đang làm, số lao động đang thất nghiệp, lý do thất nghiệp, thời gian thất nghiệp, công việc và nơi làm việc gần nhất trước khi thất nghiệp; nhu cầu của người lao động về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động, tìm kiếm việc làm mong muốn… Ưu tiên tổ chức nắm bắt thông tin của người lao động trở về địa phương từ tháng 6/2021 trở lại đây.

Đối với doanh nghiệp, các địa phương tổ chức nắm thông tin về tình hình tuyển dụng và nhu cầu sử dụng lao động, với các thông tin cơ bản về quy mô hoạt động và nhu cầu về lao động (số lượng, trình độ), dự báo khả năng thiếu hụt lao động và các chính sách của doanh nghiệp cho người lao động; tập trung rà soát tại các doanh nghiệp có quy mô từ 300 lao động trở lên… Việc điều tiết lao động giữa các ngành, giữa các địa phương và giữa các doanh nghiệp trong nội bộ từng địa phương là bước quan trọng để từng bước phục hồi thị trường lao động.

Các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường lao động sẽ được thiết kế theo hướng bảo đảm vừa tôn trọng các nguyên tắc vận hành của thị trường, vừa có những tác động để thúc đẩy khắc phục nhanh những bất cập, nhất là những yếu tố làm mất cân đối cung - cầu lao động. Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong các ngành, lĩnh vực trọng yếu của địa phương để sẵn sàng về y tế cho người lao động khi tham gia thị trường lao động.

Số lao động bị tác động bởi dịch Covid-19 đã tăng từ 9,1 triệu người trong quý I/2021 lên hơn 28,2 triệu người trong quý III/2021. Trong quý III/2021, có 4,7 triệu người bị mất việc; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 12 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập. Vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, lần lượt là 59,1% và 44,7%.
Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Hơn 3.000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm EPU năm 2024

Với chủ đề "Ngày hội việc làm-Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024" của Trường Đại học Điện lực đã mang đến hơn 3.000 cơ hội việc làm cho các em sinh viên.
Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 6.000 vị trí việc làm sẽ được hơn 150 doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng trong chuỗi “Ngày hội việc làm - HUIT Talent Day 2024”.
Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự nở rộ của thị trường làm đẹp hiện nay đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

"Zombie công sở" là thuật ngữ mà Anphabe đưa ra nhằm mô tả nhóm người lao động: Đi làm nhưng không nỗ lực làm; không có ý định nghỉ việc.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Ngày hội việc làm thu hút hơn 3.000 lượt đăng ký và tham gia phỏng vấn tại 58 gian hàng tuyển dụng trực tiếp với 6.510 vị trí tuyển dụng đến từ 72 doanh nghiệp.
Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương tuyển dụng lao động ở các vị trí: Phóng viên, Chuyên viên Truyền thông, Chuyên viên, Kỹ thuật viên Công nghệ và nhân viên Lái xe.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ trực tiếp về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Thị trường lao động tiếp tục có những tín hiệu tích cực không chỉ ở trong nước mà số lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng.
100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 ứng viên lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất vượt qua 3 vòng tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ tham gia khóa đào tạo chính thức kéo dài 3 tháng trị giá 30 triệu đồng.
Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Theo nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định thời gian làm thêm đối với học sinh, sinh viên là cần thiết, tiệm cận thế giới, song cần sự linh hoạt, khả thi.
Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trong thời gian qua vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất.
Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Quý I/2024, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 174,1 nghìn người (tương ứng tăng 0,34%) so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Quý I/2024, tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động, trong đó 5.918 lao động trong nước và đưa 230 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày 30/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã tổ chức ngày hội việc làm với hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông - châu Phi (Biển Đỏ).
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Theo thông báo lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) chính thức người lao động được nghỉ lễ dịp này 1 ngày và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày, từ thứ Ba (ngày 30/4) đến hết thứ Tư (ngày 1/5). Theo đó, người lao động không được nghỉ bù.
Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học.
Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo.
Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học

Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học 'săn' kỹ sư

Hơn 30 doanh nghiệp lớn và uy tín, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự ngày hội việc làm của Trường Đại học Điện lực.
4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động