Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Lào Cai với doanh nghiệp phân phối

Nhiều trái cây, nông sản ôn đới đặc trưng của Lào Cai đang và sắp vào vụ thu hoạch. Các doanh nghiệp (DN) phân phối hiện sẵn sàng kết nối hỗ trợ địa phương tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19, đầu ra gặp khó. Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển, thu hái, đóng gói, truy xuất nguồn gốc và giá cả… đang được DN quan tâm lúc này.

DN phân phối sẵn sàng đồng hành

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến “Kết nối tiêu thụ mận Tam Hoa và nông sản an toàn tỉnh Lào Cai” diễn ra sáng ngày 11/6, ông Đỗ Văn Duy- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lào Cai- cho hay, các sản phẩm tham gia kết nối tiêu thụ tại Hội nghị lần này là những sản phẩm đặc sản gắn với các vùng địa lý của Lào Cai, đang và chuẩn bị vào vụ hoạch.

Cụ thể, mận Tam Hoa với sản lượng trên 3.560 tấn, hiện đã tiêu thụ 962 tấn, còn lại 2.598 tấn, dự kiến tiêu thụ tại địa phương 898 tấn, cần kết nối tiêu thụ ngoài tỉnh 1.700 tấn; quả su su (Sa Pa) sản lượng khoảng 8.500 tấn, hiện đã tiêu thụ 90 tấn, cần kết nối tiêu thụ ngoài tỉnh 8.410 tấn; quả lê VH6 sản lượng 722 tấn thời vụ thu hoạch vào cuối tháng 6 đến 15/7;… ngoài ra còn có cá nước lạnh, hoa cắt cành và rau củ trái vụ.

Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Lào Cai với doanh nghiệp phân phối
Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Lào Cai với doanh nghiệp phân phối

Do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản. Do đó, phía địa phương mong muốn kết nối với các tập đoàn bán lẻ, các sàn giao dịch điện tử, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối các tỉnh, thành phố,… tham gia tiêu thụ nông sản của tỉnh. "Sản phẩm mận Tam Hoa chủ yếu các tiểu thương giao dịch tại thị trấn Bắc Hà, đóng hộp gửi xe đi Lào Cai, Hà Nội và các thành phố lớn khác. Ngoài ra bước đầu đã có 49 đơn mua hàng qua sàn thương mại điện tử Postmart, Voso.vn. Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên giá mận giảm từ 20 - 30% so cùng kỳ năm 2020. Thị trường tiêu thụ quả su su chủ yếu tiêu thụ ngoài tỉnh (90%) tại các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và TP. Hà Nội… Do dịch Covid-19, nếu hoạt động du lịch, dịch vụ, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập không hoạt động trở lại sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ", ông Duy cho hay.

Tại Hội nghị, các DN phân phối tại đầu cầu Hà Nội đều cho biết sẵn sàng đồng hành cùng với địa phương trong việc tiêu thụ mận Tam Hoa nói riêng và nông sản an toàn của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, vấn đề mà các DN quan tâm đó là khâu vận chuyển, thu hái, đóng gói, cơ chế kiểm soát và an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc và giá cả.

Ông Đào Ngọc Nam- Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại An Việt- đặt vấn đề, việc các DN phân phối mua với sản lượng khoảng 100 kg/lần, nếu mỗi đơn vị phân phối có một đơn vị vận chuyển về Hà Nội, việc này vừa tốn kém vừa không chuyên nghiệp. Đầu cầu Lào Cai cần có điểm tập kết và đơn vị đại diện để làm việc này. Về phía DN, sẵn sàng hỗ trợ về điểm tập kết hàng hóa đầu cầu Hà Nội.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu- Phó giám đốc Công ty CP hỗ trợ sáng kiến kinh doanh tạo tác động MEVI, do nhiều nơi hàng hóa không đồng nhất khiến khách hàng cũng thường xuyên đặt vấn đề truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, do nhiều đơn vị cùng vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ nông sản khiến mức giá mỗi nơi một khác nhau, điều này khiến khách hàng cũng hoang mang. Chi phí vận chuyển từ Lào Cai về Hà Nội cũng rất lớn. Do đó, bà Thu đặt câu hỏi cho phía địa phương đã có phương án phân loại đóng gói gắn với truy xuất nguồn gốc các sản phẩm an toàn của các hộ, vườn hay chưa?; phần giá cả, ngoài giá cả bán tại vườn, các HTX, nhà vườn có quy định giá bán lẻ trên thị trường sau khi đã phân loại hay chưa?; về logistics, để giảm chi phí, phía địa phương đã xây dựng các điểm tập kết đầu cầu Lào Cai, hay phía Hà Nội hay chưa?.

Trong khi đó, đại diện Big C băn khoăn khả năng vận chuyển, đóng gói của các HTX về kho hàng của DN cũng như mức giá cả hàng hóa cung ứng có ổn định hay không?

HTX nông nghiệp Lào Cai đã sẵn sàng

Trước các ý kiến từ phía các DN phân phối, ông Đỗ Văn Duy cho hay, Lào Cai với các sản phẩm đặc hữu, những nông sản được kết nối tiêu thụ tại Hội nghị này cam kết thực hiện theo đúng quy trình từ khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói, đảm bảo chất lượng tươi, ngon, có thông tin rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn. Nhiều sản phẩm đã được cấp mã truy xuất, thậm trí đã được cấp chứng nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Mận Tam Hoa (Bắc Hà, Lào Cai)
Mận Tam Hoa (Bắc Hà, Lào Cai) hiện đã tiêu thụ được 50% sản lượng

Liên quan đến vấn đề logistics, vận chuyển trong bối cảnh dịch Covid-19, đây là điểm mới. Sản lượng sản phẩm của Lào Cai không quá nhiều so với các vùng sản xuất trên cả nước, do đó, những mặt hàng như rau trái vụ, quả su su đã có điểm tập kết, bao tiêu đóng gói, riêng quả mận vẫn tiêu thụ theo hình thức truyền thống. “Việc vận chuyển từ đầu cầu Lào Cai rất thuận lợi, mong đến đâu cầu Hà Nội cũng được thuận lợi. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, tư thương đến tiêu thụ nông sản”, ông Đỗ Văn Duy nói.

Về đầu mối tiêu thụ mận Tam Hoa, đại diện UBND huyện Bắc Hà thông tin, hiện đã giao Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện làm đầu mối thu gom vận chuyển đến các điểm tập kết và thông tin giá cả đến các đơn vị tiêu thụ.

Ở đầu cầu Lào Cai, các HTX nông nghiệp đều cam kết về chất lượng, dán tem truy xuất nguồn gốc, báo giá nông sản theo thời gian quy định và cũng cam kết cả vấn đề vận chuyển. Bà Đỗ Thị Liên- Giám đốc HTX Nông nghiệp Hoa Đào- thông tin, hiện các sản phẩm rau, củ của Sa Pa khá đầy đủ giấy tờ, rau của HTX có dán tem truy xuất nguồn gốc. Phía HTX cũng sẽ đảm bảo khâu bao bì, đóng gói, vận chuyển về tận nơi theo đơn đặt hàng nhưng với sản lượng từ 1 tấn trở lên, giá cả đảm bảo ổn định trong 15 ngày.

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp – Bộ NN&PTNT - cho biết: Hội nghị hôm nay là những giải pháp tạm thời để giải phóng các điểm ùn ứ nông sản cục bộ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Về lâu dài, cần thiết lập một hệ thống thông tin, dữ liệu đầu cung từ quy mô, sản lượng, thời điểm thu hoạch, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc… và cung cấp thường xuyên cho các hệ thống bán lẻ, hệ thống phân phối lớn. DN phân phối sẽ tiếp nhận và xử lý những dữ liệu để xây dựng kế hoạch kinh doanh, kết nối tiêu thụ bài bản hơn. Tránh tình trạng khi nông dân thu hoạch xong rồi thì mới tìm chỗ để bán.

Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn tỉnh Lào Cai với doanh nghiệp phân phối
Ngay tại Hội nghị trực tuyến, DN, chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ về việc bao tiêu nông sản với phía Lào Cai

Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; kết nối tiêu thụ giữa DN phân phối với HTX, DN sản xuất theo hình thức trực tuyến; lựa chọn hình thức trưng bày, kết nối, bán hàng trên các nền tảng trực tuyến… Các chuyên gia cho rằng, không chỉ vải thiều Bắc Giang, mận Tam Hoa mà nhiều sản phẩm nông sản khác sẽ có một năm được mùa, được giá, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho các địa phương.

Hiện, mậu Tam Hoa đã tiêu thụ được 50% sản lượng với giá bán từ 5.000 – 45.000 đồng/kg tùy loại, quả lê VH6 thời gian cho thu hoạch sẽ tập trung từ tháng 7 - tháng 8 tới đây, còn đối với quả su su, thời gian thu hoạch cao điểm vào từ 1/7 đến 15/9 với sản lượng 60-70 tấn/ngày... Ngay tại Hội nghị trực tuyến, DN, chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ về việc bao tiêu nông sản với phía Lào Cai. Các nội dung hợp tác sẽ được các bên thống nhất cụ thể bằng các hợp đồng với từng loại sản phẩm. Các sản phẩm tham gia kết nối sẽ sớm có mặt tại Hà Nội.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn cao xuất hiện từ 22-25/4/2024. Tuy nhiên, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm.
AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

Triển lãm quốc tế chuyên ngành phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất nông nghiệp Việt Nam (AgroChemEx Vietnam) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng là nguyên nhân ban đầu hiện tượng tôm hùm bông bị chết tại huyện Vạn Ninh.
Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị “Thành tựu trong Công nghệ Sinh học thực vật – Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” được diễn ra trong 2 ngày 11- 12/4.
Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

2 Nghị định mới được ban hành với quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt cao hơn;… không chỉ vì mục tiêu gỡ ‘thẻ vàng’ IUU mà hướng đến ngành thủy sản bền vững.

Tin cùng chuyên mục

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Dự án 'Sử dụng phân bón đúng' sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD và dự kiến sẽ có 2.600 cá nhân được hưởng lợi trực tiếp.
Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Lượng cá nuôi lồng chết bất thường trên địa bàn xã Tiền Tiến (tỉnh Hải Dương) đã vượt trên 300 tấn. Nhiều hộ dân thiệt hại từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”.
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Sáng 5/4, diễn ra tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập thể”.
Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Tương lai của rừng không chỉ là nguồn nguyên liệu gỗ mà còn là các sản phẩm giá trị gia tăng. Đó chính là một trong những con đường làm giàu bền vững từ rừng.
Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Đã đến giai đoạn để có thể gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU cho Việt Nam, tuy nhiên trách nhiệm nằm ở phía các bạn".
"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Thị xã Kinh Môn hiện có diện tích trồng sắn dây lớn nhất tỉnh Hải Dương với 262 ha, tổng sản lượng gần 8.000 tấn, bước đầu đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Do ảnh hưởng của thời tiết, vùng trồng vải Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) dự báo sẽ mất mùa khi cây vải ra hoa, đậu quả thấp, sản lượng ước giảm 40-50%.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.
Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động