Thứ sáu 25/04/2025 20:24

Huyện Ninh Phước: "Đổi màu" trên vùng đất khó

Ninh Phước là huyện có đông đồng bào dân tộc Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của người dân cùng nhiều chính sách đặc thù, kinh tế địa phương có nhiều chuyển biến rõ rệt, trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bước tiến mới trong phát triển kinh tế - xã hội

Đến với các xã vùng đồng bào Chăm huyện Ninh Phước những ngày đầu Hè năm 2021, chúng tôi ghi nhận sự thay đổi và phát triển vượt bậc của nơi đây. Cuộc sống của đồng bào ngày càng no ấm, thanh bình. Những cánh đồng pin năng lượng mặt trời rực sáng dưới ánh nắng chói chang bên cạnh các tuabin gió quay tít. Trên đồng ruộng, nhộn nhịp không khí thu hoạch hoa màu chất lượng cao, đủ cung cấp thị trường trong và ngoài tỉnh. Các làng nghề truyền thống cũng rộn ràng hơn với các đơn hàng và cũng để đáp ứng nhu cầu cho du khách tham quan ngày một đông hơn. Ninh Phước đã không còn chỉ được biết đến với hình ảnh quê hương của gốm Bàu Trúc, bước tiến mới trong phát triển kinh tế - xã hội thổ cẩm Mỹ Nghiệp mà còn bởi những bước tiến mới trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ninh Phước sở hữu nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù

Ông Nguyễn Hữu Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước - cho biết, là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận, Ninh Phước hội tụ nhiều điều kiện địa lý: Có núi, sông, biển và cả đồng bằng. Huyện Ninh Phước còn có hệ thống giao thông liên khu vực thuận lợi với sự hiện diện của quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi ngang qua địa bàn huyện, việc thông thương với vùng cao nguyên Di Linh, Lâm Viên và ra các tỉnh phía Bắc, vào Nam hoàn toàn thuận lợi. Hệ thống giao thông liên vùng, liên khu vực hiện hữu đã tạo cho huyện các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, trong bối cảnh có những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị huyện Ninh Phước đã có nhiều nỗ lực, đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo; huy động sức mạnh của toàn dân, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, đã tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Đáng chú ý, UBND huyện đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành khác trong tỉnh xây dựng đăng ký danh mục đăng ký kêu gọi đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Một số dự án đã được các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào huyện, đặc biệt là lĩnh vực điện gió, điện mặt trời. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành 11 dự án, tổng công suất 443,2MW/11.330 tỷ đồng và 7 dự án đang thi công, 9 dự án đang bổ sung quy hoạch. Các dự án góp phần tạo ra giá trị lớn cho ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết nhu cầu lao động ở địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nguồn thu cho ngân sách huyện. Huyện cũng kêu gọi 1 doanh nghiệp đầu tư trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến quy mô 20 ha và 61 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất tôm giống tại xã An Hải.

Ninh Phước tự hào là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến nay, sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn Ninh Phước đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đồng bộ theo quy hoạch; cơ cấu nông nghiệp của huyện phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp từng bước được triển khai có kết quả, thu hút doanh nghiệp vào nông thôn, nhất là dự án nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo, nuôi trồng thủy sản...

Đến cuối năm 2020, tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 2.759,32 tỷ đồng (gấp hơn 4,48 lần so với năm 2011); giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích sản xuất 198,7 triệu đồng/ha (gấp hơn 2,67 lần so với năm 2010); thu nhập bình quân đầu người đạt 45,9 triệu đồng/năm, tăng 5,2 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 3,04%, so với năm 2011 là 10,44%... Ninh Phước có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nhưng trong điều kiện đó lại có những sản phẩm cây, con đặc thù có lợi thế cạnh tranh so với những nơi khác. Trong số 12 sản phẩm đặc thù của tỉnh đến năm 2020, huyện có 8 sản phẩm gồm nho, táo, măng tây, tôm giống, cừu, dê, thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc.

Với nỗ lực phấn đấu, cuối năm 2019, trên địa bàn huyện đã có 8/8 xã đạt chuẩn xã NTM. Năm 2020, huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Sắp tới, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM; phấn đấu đến năm 2025, có 8/8 xã đạt NTM nâng cao, trong đó có 1 - 2 xã đạt NTM kiểu mẫu...

Tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, hướng tới phát triển bền vững

Ông Nguyễn Hữu Đức cho hay, trên cơ sở các kết quả đạt được năm 2020, cùng với tiềm năng, lợi thế, các thuận lợi và khó khăn, huyện Ninh Phước xác định tiếp tục thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Theo đó, huyện sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế riêng, lấy phát triển nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là động lực để phát triển. Tập trung quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng huyện NTM và thực hiện lộ trình xây dựng thị trấn Phước Dân đạt chuẩn đô thị loại IV.

Xác định sự phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển địa phương, Ninh Phước đặt mục tiêu cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện. Chú trọng phát triển đồng bộ và hài hòa giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và thực thi pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; bảo đảm an ninh chính trị, trật an toàn xã hội, an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đưa kinh tế - xã hội toàn huyện đạt nhiều thành tích cao hơn trong thời gian tới.

Năm 2020, toàn huyện có 10/11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra gồm: 2 chỉ tiêu kinh tế, 6 chỉ tiêu văn hóa - xã hội, 1 chỉ tiêu môi trường và 2 chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh. Về kinh tế, 2/3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, thu ngân sách 80 tỷ đồng, vượt 6,7% chỉ tiêu tỉnh giao và 3,6% dự toán huyện giao...
Hồng Hà - Kim Xuyến

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Chi tiết 35 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

TP. Hồ Chí Minh cảnh báo tiền điện tăng do năng nóng

Sắp xếp xã, phường mới tại Đà Nẵng: Người dân tán thành rất cao

Bình Dương: Từ chiến trường khốc liệt đến phát triển thần kỳ

Bí thư Đà Nẵng: Nghiên cứu xây 5 đảo nổi tại Vịnh Đà Nẵng

Thanh Hóa: Thông qua nghị quyết về sáp nhập xã

Thông qua phương án sáp nhập TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang

Tây Ninh: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng bằng chuỗi sự kiện đặc sắc

Đà Nẵng: Triệu tấm lòng hướng biển từ Nhà trưng bày Hoàng Sa

Sở Công Thương Gia Lai đồng hành cùng doanh nghiệp xăng dầu

Triển khai Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Không chờ sáp nhập

Cử tri Đà Nẵng đề nghị xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh sữa giả, thuốc giả

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Hiệp hội Logistics và Cảng biển

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?