Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không tại Việt Nam: Cần hơn 403.100 tỷ đồng đầu tư

Chiều 4/11, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Tọa đàm “Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không và những bài học kinh nghiệm" tại Việt Nam.
Tập đoàn dụng cụ không dây hàng đầu thế giới đẩy mạnh phát triển kinh doanh tại Việt Nam

Tọa đàm “Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không và những bài học kinh nghiệm" có sự tham dự của ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; Ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Ông Nguyễn Văn Phong - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Ông Mai Xuân Liêm - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh. Đại diện các cục, vụ của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước; đại diện các Sở Giao thông vận tải, Kế hoạch đầu tư các địa phương.

Định hướng phát triển cảng hàng không

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, triển khai Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác 1121, Bộ Giao thông vận tải đã gửi đề cương “Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác cảng hàng không” tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Đề án theo nhiệm vụ được giao, làm cơ sở triển khai thu hút nguồn lực đầu tư các cảng hàng không.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn phát biểu
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn phát biểu

Thứ trưởng nhận định, trong các lĩnh vực giao thông vận tải, hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, buộc phải hoạt động đồng bộ theo quy trình chặt chẽ. Với hình thành và phát triển hệ thống cảng hàng không của Việt Nam gắn liền với hoạt động quân sự, nên việc quản lý đất đai, quản lý tài sản và mô hình vận hành, khai thác tương đối phức tạp.

Thông qua toạ đàm Thứ trưởng Lê Anh Tuấn mong muốn, các cơ quan, các địa phương, các nhà đầu tư có thêm thông tin, nhận thức về cách thức, trình tự, thủ tục và những thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện huy động vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không theo phương thức PPP nhằm đồng hành, chia sẻ với Bộ Giao thông vận tải trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không trong thời gian tới.

Ông Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải thông tin, hiện nay Việt Nam đang khai thác 22 cảng hàng không, được phân bổ tương đối đều cho các vùng miền. Theo ICAO, 86% dân số Việt Nam tiếp cận cảng hàng không trong bán kính 100km, cao hơn mức trung bình của thế giới là 75%. Phần lớn cảng hàng không của Việt Nam có nguồn gốc là sân bay quân sự (trừ Phú Quốc và Vân Đồn).

Hệ thống Cảng hàng không Việt Nam đã trải qua 3 thời kỳ quy hoạch gồm: Quyết định 21/QĐ-TTg Ngày 08/01/2009 quy hoạch đến năm 2020: 26 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế. Định hướng đến 2030: 26 cảng hàng không (10 cảng hàng không quốc tế); phát triển một số sân bay như Lai Châu, Cao Bằng, Phan Thiết thành cảng hàng không; Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 (Quy hoạch đến năm 2020; định hướng đến năm 2030). Quy hoạch đến năm 2020: 23 cảng hàng không (10 Cảng hàng không quốc tế). Định hướng đến 2030 có 28 cảng hàng không, trong đó có 13 cảng hàng không quốc tế; Tờ trình 13833/TTr-BGTVT ngày 24/12/2021, quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030: 28 cảng hàng không (14 Cảng hàng không quốc tế). Tầm nhìn đến 2030: 31 cảng hàng không (14 cảng hàng không quốc tế).

Theo ông Phạm Hoài Chung, theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng hàng không được quy hoạch theo các tiêu chí: Dự báo nhu cầu vận tải bằng đường hàng không; Điều kiện tự nhiên để bố trí cảng hàng không; Tiềm năng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Bảo đảm quốc phòng - an ninh cho khu vực; Khả năng phục vụ khẩn nguy cứu trợ; Khoảng cách từ cảng hàng không đến trung tâm đô thị, khoảng cách đến cảng hàng không lân cận.

Về định hướng phát triển, ông Phạm Hoài Chung cho hay, đối với sân bay chuyên dùng phải đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; Các địa phương chủ động quy hoạch vị trí các sân bay chuyên dùng trong quy hoạch tỉnh; Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng phê duyệt vị trí và địa phương chủ trì huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chuyển sân bay chuyên dùng thành cảng hàng không quốc nội khi sân bay chuyên dùng có nhu cầu khai thác các chuyến bay thường lệ và có cơ sở hạ tầng bảo đảm phục vụ hành khách.

Định hướng Chuyển đổi cảng hàng không quốc nội thành quốc tế: các cảng hàng không quốc nội được khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ; Để đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; Đảm bảo tính linh hoạt và tính mở của quy hoạch, khi các hãng hàng không có nhu cầu mở các chuyến bay quốc tế thường lệ và có cơ sở hạ tầng đảm bảo; Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển thành cảng hàng không quốc tế.

Định hướng đầu tư cảng hàng không: Phù hợp với Quy hoạch; Phù hợp với chủ trương, định hướng xã hội hoá. Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, nhưng trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư sớm hơn.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không tại Việt Nam

Chia sẻ tham luận về “Các công trình kết cấu hạ tầng cảng hàng không, nguồn thu và chi phí”, ông Đào Xuân Hoạch, Trưởng phòng quản lý cảng hàng không, sân bay - Cục Hàng không Việt Nam cho biết, về nguồn thu hàng không, Thông tư số 53/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định về mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

Tại toạ đàm, các đại biểu khách mời đến từ các cơ quan của Bộ Giao thông vận tải, các bộ ngành liên quan và đại diện nhiều địa phương trên cả nước sẽ chia sẻ thông tin, nhận thức về cách thức, trình tự, thủ tục về đầu tư, khai thác cảng hàng không; chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, khai thác cảng hàng không theo phương thức PPP; trao đổi về những khó khăn, vướng mắc và định hướng giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không trong thời gian tới.

Đây là hoạt động quan trọng giúp cho các địa phương nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Đề án xã hội hóa đầu tư khai thác cảng hàng không của từng địa phương trước khi trình Tổ công tác xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.

Cần hơn 403.100 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không giai đoạn 2021-2030

Đề cập thực trạng đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không giai đoạn 2011-2020, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, trong hơn 10 năm vừa qua, ngành hàng không Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc: Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 18%; Phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất Đông Nam Á (theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế - IATA).

Về nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không, ông Nguyễn Anh Dũng cho biết, giai đoạn 2011-2020 khoảng 95.020 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 12,5% và vốn ngoài ngân sách nhà nước 87,5%); chiếm khoảng 9,2% toàn ngành, đạt khoảng 60% nhu cầu. Đánh giá nhu cầu vốn đầu tư lớn, trong khi đó nguồn lực ACV, ngân sách nhà nước còn hạn chế, dẫn tới bị quá tải tại một số cảng hàng không lớn như: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất.

Đề cập vấn đề huy động nguồn vốn đầu tư, ông Dũng nêu một số tồn tại như: hiện nay ACV quản lý phần lớn cảng hàng không , về lâu dài sẽ dẫn tới áp lực lên nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, hạn chế khả năng huy động nguồn vốn xã hội, chưa phát huy được tính chủ động, nguồn lực của các địa phương và khả năng quản trị của nhà đầu tư. Đối với các cảng hàng không mới, phương án tài chính khi đầu tư theo phương thức PPP thường khó hấp dẫn nhà đầu tư do thời gian hoàn vốn kéo dài (trung bình từ 40-50 năm), cần sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước.

Đối với các cảng hàng không do ACV đang khai thác, có một số khó khăn vướng mắc khi thực hiện huy động vốn đầu tư như: Đầu tư công trình trên đất và tài sản do quốc phòng quản lý; Xử lý tài sản của ACV, tài sản do quân sự quản lý; Lựa chọn hình thức đầu tư: (i) Hình thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư, phát triển hay (ii) Hình thức sử dụng tài sản KCHT tham gia dự án PPP.

Về nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không giai đoạn 2021-2030, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư cho biết, theo Quy hoạch là khoảng 403.106 tỷ đồng (trừ các công trình do VATM đầu tư). Theo kế hoạch, ACV cân đối được khoảng 265.150 tỷ đồng; Bộ Giao thông vận tải cân đối được 9.841 tỷ đồng. Theo đó, cần huy động thêm khoảng 128.115 tỷ đồng.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cảng hàng không tại Việt Nam

Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư cho rằng, thực tế nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không giai đoạn 2021-2030 mới chỉ tính cho 28 cảng hàng không được quy hoạch là khoảng 403.106 tỷ đồng. Chúng ta cần huy động thêm 128 nghìn tỷ. Hiện nay, nhiều địa phương đang muốn đề xuất quy hoạch cảng hàng không, sân bay chuyên dùng. Như vậy sẽ cần thêm nhiều nguồn lực nữa. Các hợp đồng BOT kéo dài không chỉ trong 10 năm mà có thể là 20 - 25 năm. Giai đoạn 2030 - 2040 vẫn phải tiếp tục huy động nguồn lực, mới đáp ứng được quy hoạch dự kiến.

Có thể nói, trong hơn mười năm qua, ngành hàng không Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Không tính đến thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng bình quân 10 năm gần đây của ngành hàng không Việt Nam khoảng 18%; thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc tăng trưởng vận tải hàng không đã và đang tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng hàng không, đòi hỏi Chính phủ có các quyết sách tìm nguồn lực đầu tư, khai thác các cảng hàng không, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

Theo dự thảo kết quả quy hoạch cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021, tầm nhìn đến 2050 sẽ có 14 cảng hàng không quốc tế, gồm: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

14 cảng hàng không quốc nội, gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.

14 cảng hàng không quốc tế, gồm: Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

17 cảng hàng không quốc nội, gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Cao Bằng, Cát Bi, và cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội.

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt

Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì tầm vóc Việt

Tối ngày 15/11, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập.
Thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)

Thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với tỉnh Kanagawa (Nhật Bản)

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chủ trì buổi lễ chào mừng Đoàn đại biểu tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) do ngài Kuroiwa Yuji, Thống đốc tỉnh dẫn đầu sang thăm Hà Nội.
Tối 15/11, một người vỡ òa niềm vui khi trúng Vietlott hơn 45,5 tỷ đồng

Tối 15/11, một người vỡ òa niềm vui khi trúng Vietlott hơn 45,5 tỷ đồng

Tối 15/11/2024, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tìm ra tấm vé số may mắn trúng Vietlott Mega 6/45 giải Jackpot với giá trị hơn 45,5 tỷ đồng.
Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Hội thảo Định hướng tuyển sinh 2025, nhằm thông tin, định hướng cho các trường THPT và học sinh trước những thay đổi kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển năm 2025.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân, là đại học thứ 9 của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại xưởng bao bì trên địa bàn huyện Hoài Đức, khói đen mù mịt

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại xưởng bao bì trên địa bàn huyện Hoài Đức, khói đen mù mịt

Vụ cháy xảy ra tại một xưởng bao bì tại huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội khiến lửa bốc lên ngùn ngụt, khói đen mù mịt bao trùm khu dân cư.
Nối dài hành trình ‘Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh’

Nối dài hành trình ‘Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh’

Chương trình "Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh" năm 2024 đã trao tặng 159 cây bàng Đài Loan cho Ủy ban nhân dân huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công tác phối hợp kiểm toán ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Công tác phối hợp kiểm toán ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác của mỗi bên.
Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Từ lời xin lỗi của ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây sau khi bị bắt vì liên quan ma túy, giới nghệ sĩ cần hiểu về trách nhiệm, chuẩn mực đạo đức khi nổi tiếng.
Sắp có bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội?

Sắp có bệnh viện tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội?

Sáng 15/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn Trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) Nhật Bản.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ

Ông Lê Văn Chiến, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông được điều động giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Phong Nha - Quảng Bình: Voọc xuống đường tấn công người dân

Phong Nha - Quảng Bình: Voọc xuống đường tấn công người dân

Khi đang đi trên đường, một người đàn ông ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bất ngờ bị một cá thể voọc lao ra tấn công dẫn đến chấn thương.
Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới

Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới

Sáng 15/11 đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024.
Bàn giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp mỏ và năng lượng

Bàn giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp mỏ và năng lượng

Sáng 15/11 tại Quảng Bình, đã diễn ra Hội thảo khoa học Giảm phát thải khí nhà kính: Những cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp mỏ và năng lượng.
Tin cuối cùng về bão số 8

Tin cuối cùng về bão số 8

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 8 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Thu hồi giải thưởng

Thu hồi giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' với Nguyễn Đỗ Trúc Phương

Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa có công văn thông báo thu hồi Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020 đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương.
Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn

Hà Nội: Cháy lớn kèm tiếng nổ tại huyện Đông Anh, cột khói cuồn cuộn

Vụ cháy xảy ra tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) khiến khói lửa cuồn cuộn. Nhiều xe chữa cháy được điều động đến hiện trường dập lửa.
Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Về thông tin nhân sự ngày 14/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trao quyết định điều động, bổ nhiệm 6 lãnh đạo.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11/2024: Thời tiết đẹp cho cả 3 miền

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11/2024: Thời tiết đẹp cho cả 3 miền

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/11, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết biển hôm nay, có áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
Dự báo thời tiết: Tin bão gần biển Đông - Bão USAGI

Dự báo thời tiết: Tin bão gần biển Đông - Bão USAGI

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11/2024, cơn bão có tên gọi quốc tế USAGI đi vào vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông, có thể thành bão số 9.
Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Ngày 14/11/2024, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Văn bản số 5694/SYT-NVD yêu cầu thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg do vi phạm mức độ 3 về chất lượng sản phẩm.
Ông Trần Văn Khương giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên

Ông Trần Văn Khương giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên

Chiều 14/11, Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc bổ nhiệm Giám đốc sở.
Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động