Thứ ba 26/11/2024 18:31

Hướng tới ngành công nghiệp sinh học bền vững

Thời gian tới, việc triển khai Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến sẽ tập trung vào khả năng cạnh tranh về công nghệ; định hướng tới nguồn nguyên liệu; kết nối, chuyển giao công nghệ… nhằm hướng tới phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học.    

Trong giai đoạn 2007 - 2020, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) của Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 được triển khai theo 5 định hướng phát triển nghiên cứu chính, gồm: Ứng dụng công nghệ, thiết bị lên men vi sinh để sản xuất, chế biến thực phẩm; ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất, chế biến nguyên liệu hóa dược; ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các chế phẩm vi sinh, enzyme phục vụ công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng; ứng dụng công nghệ enzyme để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Vai trò của khoa học và công nghệ trong thực tiễn sản xuất ngày càng được khẳng định

Đánh giá kết quả của đề án, Tiến sĩ Đặng Tất Thành - Chuyên viên chính Vụ KH&CN (Bộ Công Thương) - cho biết, hầu hết kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án sản xuất thử nghiệm đã được ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất tại doanh nghiệp (DN); cũng như thu hút sự tham gia của nhiều DN sản xuất, kinh doanh. Nếu như năm 2007 - năm đầu tiên thực hiện đề án, chỉ có một nhiệm vụ KH&CN được triển khai và DN tham gia còn ở quy mô nhỏ thì đến năm 2015, số lượng DN tham gia vào các nhiệm vụ KH&CN đã tăng lên 75%. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, 100% nhiệm vụ KH&CN đã có sự tham gia phối hợp của DN hoạt động ở nhiều quy mô khác nhau.

Tính đến nay, đề án đã triển khai thực tế được 144 nhiệm vụ KH&CN, giúp thúc đẩy hàng hóa cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc ứng dụng công nghệ tại các DN góp phần không nhỏ tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Nhiều sản phẩm có giá thành chỉ bằng 60 - 80% so với sản phẩm ngoại nhập, đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho DN. Kết quả này đã khẳng định được vai trò của KH&CN trong thực tiễn sản xuất, cũng như đóng góp của KH&CN vào giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến.

Bên cạnh đó, đề án cũng triển khai các hoạt động nhằm tăng cường tiềm lực trong nghiên cứu và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phối hợp triển khai có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ theo nhu cầu thực tế sản xuất, kinh doanh. Đối với công tác tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, hiện đã có 2 phòng thí nghiệm đang hoạt động tại Viện Công nghiệp thực phẩm (Hà Nội) và Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm (Phú Thọ). Ngoài ra, đề án cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên môn sâu (tiến sĩ, thạc sĩ công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm); hoạt động truyền thông được tăng cường đẩy mạnh, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các tổ chức, cá nhân trong nước; số lượng đăng ký sở hữu trí tuệ/giải pháp hữu ích và công bố khoa học gia tăng.

Theo ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ KH&CN - nhằm mục tiêu xây dựng đề án mang tính khả thi cao và có sự vào cuộc tích cực của DN, tổ chức KH&CN, nhà quản lý, trong thời gian vừa qua, tổ soạn thảo đề án đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế và làm việc với DN, trường đại học, viện nghiên cứu tại 3 miền. Trong giai đoạn tới, đề án sẽ được nghiên cứu theo hướng mở rộng phạm vi triển khai, hướng tới phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học chứ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.

Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội thảo tại 2 miền Nam, Bắc để xin ý kiến đóng góp rộng rãi hơn từ nhiều đơn vị, tổ chức KH&CN, hướng tới hoàn thiện Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030 trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến vào quý III/2020).
Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp