Thứ sáu 29/11/2024 05:03

Hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững và có khả năng chống chịu

Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu: Giải pháp cho nền kinh tế biển xanh có khả năng chống chịu, vừa kết thúc.

Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó có Tuyên bố của đồng chủ tọa Hội nghị. Đây sẽ là căn cứ để Việt Nam hợp tác và triển khai các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Sự kiện bên lề Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Hội nghị lần này tập trung vào 5 chủ đề chính: Phục hồi kinh tế biển xanh hậu Covid-19 và hướng tới nền kinh tế đại dương xanh, bền vững; quy hoạch không gian biển và xây dựng các thành phố ven biển, hạ tầng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; chống ô nhiễm biển và rác thải nhựa đại dương: Thách thức chính của thế kỷ 21; an ninh khí hậu, giới và khả năng chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương; tài chính cho khí hậu và đại dương.

Phát biểu bế mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhấn mạnh: Qua 2 ngày làm việc (12,13/5), nhiều báo cáo tham luận và nội dung thảo luận tại các phiên chuyên đề góp phần giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng trong phát triển kinh tế biển xanh bền vững có khả năng chống chịu trước các thách thức và rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu; tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ các nỗ lực chung và thúc đẩy cơ hội hợp tác vì sức khỏe của đại dương, phúc lợi cho người dân thế hệ hôm nay và mai sau.

Là một quốc gia biển, Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hợp tác cùng các nước trong việc giải quyết và ứng phó với thách thức toàn cầu vì một biển xanh, trong lành và kinh tế đại dương bền vững. Chúng tôi cam kết sẽ quản lý tốt và loại trừ rác thải nhựa theo lộ trình phù hợp”, ông Lê Minh Ngân khẳng định.

Kết thúc hội nghị, Việt Nam đưa ra 5 cam kết, đó là: Thứ nhất, kiến tạo chính sách, môi trường pháp lý quốc tế cho một nền kinh tế biển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt với các nước và các bên liên quan dễ bị tổn thương.

Thứ hai, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện do Liên hợp quốc quản lý về tác động đa chiều của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, rác thải nhựa nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách ứng phó toàn cầu.

Thứ ba, giải quyết các thách thức và rủi ro an ninh liên quan đến biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy, xây dựng cơ chế hợp tác an ninh toàn cầu và khu vực thiết thực, hiệu quả, có tính đến yếu tố về kinh tế, xã hội, tâm lý, giới và các khía cạnh khác.

Thứ tư, tăng cường khả năng phục hồi phát triển kinh tế biển bền vững sau Covid-19 và khả năng thích ứng của các quốc gia, cộng đồng và những bên liên quan dễ bị tổn thương, bao gồm hộ nông dân sản xuất nhỏ và ngư dân, để xây dựng, phát triển các ngành kinh tế biển quan trọng như giao thông vận tải biển, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển/ven biển, và nguồn năng lượng tái tạo.

Thứ năm, khuyến khích đầu tư, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ biển, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo biển xanh mới và giám sát quản lý sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển; nâng cao nhận thức về kinh tế biển bền vững, sự tham gia rộng rãi của các bên trong xây dựng quyết định và chính sách về kinh tế biển bền vững.

Theo các chuyên gia, nền kinh tế biển xanh bền vững phụ thuộc vào việc phát huy toàn bộ tiềm năng kinh tế của đại dương theo phương pháp quản lý tổng hợp, đồng thời bảo vệ, bảo tồn tài nguyên đại dương cho các thế hệ tương lai. Thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi sự lãnh đạo hiệu quả, nỗ lực tổng hợp và phối hợp ở tất cả các cấp, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đảm bảo sự tham gia đầy đủ, có ý nghĩa và bình đẳng của phụ nữ, thanh niên, khu vực tư nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng khoa học cũng như giới học thuật.

Dự kiến, các nội dung thảo luận, kết quả của hội nghị sẽ cung cấp thông tin đầu vào cho các sáng kiến, cuộc đối thoại khu vực và quốc tế của Liên Hợp quốc, bao gồm Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc năm 2022.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to