Sửa đổi, bổ sung Nghị định 52

Hướng tới minh bạch thông tin hàng hoá trong thương mại điện tử

Nhằm minh bạch thông tin hàng hoá, dịch vụ trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung chính tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT (Nghị định 52), diễn ra sáng 3/11 tại Hà Nội.

Yêu cầu cấp thiết

Không thể phủ nhận Nghị định 52 về TMĐT là văn bản trực tiếp điều chỉnh các hành vi kinh doanh trên môi trường điện tử. Sau 7 năm thực hiện Nghị định, cùng với sự phát triển và lan tỏa của công nghệ số, TMĐT Việt Nam đã có nhiều bước tiến vượt bậc, góp phần tạo ra diện mạo và phương thức vận hành mới cho thương mại nói chung và nền kinh tế số nói riêng.

1940-tthung-ok2
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, cùng với sự đổi mới liên tục của công nghệ, hoạt động TMĐT cũng là lĩnh vực chịu nhiều tác động và thay đổi nhanh chóng nhất. Nhiều mô hình TMĐT mới xuất hiện, đa dạng về cách thức hoạt động, phức tạp về chủ thể tham gia và chưa được điều chỉnh bởi các khuôn khổ pháp luật hiện hành; các hành vi vi phạm về TMĐT ngày càng diễn ra tinh vi; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức, và một số vấn đề khác đang đặt ra yêu cầu mới đối với cơ quan quản lý nhà nước… Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần sửa đổi Nghị định 52, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về TMĐT để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh TMĐT là hoạt động thương mại hiện đại có tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu thương mại, qua đó góp phần hướng đến phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

Nói về những bất cập của TMĐT, ông Nguyễn Kỳ Minh - Phó chánh Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường - cho biết, tại thời điểm này không ít mạng xã hội ứng dụng TMĐT cũng đang bị các đối tượng sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát, thiệt hại cho người tiêu dùng.

Phân tích cụ thể mánh khóe, ông Minh cho hay, qua vụ việc phát hiện kho hàng lậu khủng ở Lào Cai cho thấy, các đối tượng không cần chuyển về Hà Nội mà đặt ngay trụ sở giáp tỉnh biên giới, bởi khi hàng hóa đi qua biên giới sẽ được hợp thức hóa nhanh chóng, cùng với đó chi phí mặt bằng, trả lương nhân viên cũng thấp hơn nhiều so với đặt tại Hà Nội. Đáng chú ý, đối với vụ việc ở Lào Cai không cần cửa hàng, showroom trưng bày và được hỗ trợ trực tiếp của các công ty vận chuyển, giao nhận hàng bình thường mỗi ngày nhóm này bán được trên 1.000 đơn hàng, doanh thu bán lẻ hàng tháng đạt hơn 10 tỷ đồng; sao kê giao dịch qua ngân hàng cho thấy, trong chưa đầy 2 năm qua các đối tượng đã bán lượng hàng trị giá hơn 649 tỷ đồng.

Từ thực tế công việc quản lý thị trường, theo đó trách nhiệm minh bạch hóa của người bán hàng là vô cùng quan trọng. “Hơn nữa, đơn vị làm trung gian đều phải có trách nhiệm liên quan đến TMĐT (Nghị định 52 mới quy định chung chung về mô tả hàng hóa, nhưng quan trọng những vấn đề liên quan đến chứng từ hàng hóa mới là yếu tố để xác định hàng giả, hàng nhái). Quan trọng hơn, hiện sự tham gia của các chủ sàn rất tích cực, do vậy chống hàng giả, đặc biệt trên mạng nếu không có cách nào để kiểm soát truy xuất xuất xứ hàng hóa sẽ rất khó” - ông Nguyễn Kỳ Minh phân tích vấn đề.

1613-qltt-ok
Đại điện Tổng cục Quản lý thị trường đóng góp ý kiến về Nghị định 52

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp TMĐT, ông Nguyễn Thanh Hưng - Chủ tịch Hiệp hội - cho rằng, việc sửa đổi Nghị định 52 cần tạo thuận lợi thỏa đáng cho doanh nghiệp để những doanh nghiệp tiên phong đầu tư dám nghĩ, dám làm mới có bước tiến phát triển TMĐT mạnh mẽ như hôm nay. Bên cạnh đó, cần cân bằng lợi ích trong việc việc hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các mô hình phân phối hàng hóa;, phương thức tổ chức TMĐT…

Lành mạnh hóa môi trường hoạt động TMĐT

Đưa ra ý kiến tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhìn nhận, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52 hướng đến hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về TMĐT để đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh TMĐT là hoạt động thương mại hiện đại có tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ góp phần hướng đến phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia. “Nghị định sửa đổi, bổ sung cũng sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành Nghị định số 52 hướng đến đảm bảo môi trường lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng cho hoạt động TMĐT; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT; không để TMĐT bị lợi dụng trở thành phương thức thực hiện các hành vi mua bán, lưu thông hàng hóa vi phạm pháp luật” - Thứ trưởng lưu ý.

Đóng góp vào việc sửa đổi Nghị định 52, theo Cục TMĐT & Kinh tế số (Bộ Công Thương), Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định nhằm minh bạch thông tin hàng hoá, dịch vụ trong hoạt động TMĐT, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, sửa đổi quy định về thông tin hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động TMĐT theo hướng quản lý chặt hơn đối với thông tin hàng hóa công khai trên website, đồng thời các thông tin này phải theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hóa.

1307-toan-canh-ok

Bên cạnh đó, bổ sung quy định về thông tin vận chuyển và giao nhận; bổ sung quy định về việc phân định rõ trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ lưu kho, vận chuyển, giao hàng (gọi chung là dịch vụ logistics) về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận, đảm bảo điều kiện thực thi cho các cơ quan phòng, chống hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại.

Ngoài ra, Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung quy định đối với quản lý hoạt động TMĐT trên mạng xã hội: Với mục tiêu thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ cho TMĐT trên mạng xã hội hoạt động với định hướng tạo sân chơi công bằng, bình đẳng giữa các phương thức hoạt động TMĐT dù trong lãnh thổ Việt Nam hay xuyên biên giới; hạn chế hoạt động buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Ban soạn thảo Dự thảo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến tham gia hội thảo, tập trung hoàn thiện dự thảo một cách tốt nhất để ban soạn thảo nghiên cứu, hoàn thiện trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lan Anh- Bùi Hùng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Lô hàng nước mía ép nguyên chất đóng lon của Công ty Lasuco được doanh nhân người gốc đảo quốc Haiti,đưa vào phân phối tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị ở Mỹ.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Chiều ngày 25/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan thương mại Business France đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động