Thứ năm 14/11/2024 16:30

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô. Dự thảo nêu rõ, trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: Giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ ghi trên giá trị sổ sách kế toán và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên giá trị sổ sách kế toán đối với tổ chức tài chính vi mô. Tổ chức tài chính vi mô phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Doanh thu của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các khoản thu quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, bao gồm: Thu từ lãi và các khoản thu nhập tương tự; Thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm thu từ dịch vụ nhận uỷ thác cho vay vốn, thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô, thu từ đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm…

Chi phí của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, bao gồm: Chi phí trả lãi và các khoản chi phí tương tự: Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, các khoản chi khác cho hoạt động cấp tín dụng; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi hoa hồng môi giới; chi cho nhân viên theo quy định của pháp luật, bao gồm chi tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương…

Về phân phối lợi nhuận, dự thảo đề xuất, thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận của tổ chức tài chính vi mô sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau: a. Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô; b. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.

Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản quy định tại điểm a, điểm b trên do tổ chức tài chính vi mô tự quyết định.

Theo Báo điện tử Chính Phủ

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm