Thứ hai 23/12/2024 09:31

Hơn 900 chuyên gia y tế cập nhật kinh nghiệm dự phòng bệnh do phế cầu khuẩn

Hội Y học Dự phòng phối hợp với Văn phòng đại diện Pfizer (Thailand) Limited tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức hai hội nghị khoa học “Hành trình 20 năm của vắc-xin cộng hợp ngừa phế cầu khuẩn” tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã thu hút sự tham dự của hơn 900 bác sĩ, chuyên gia y tế tại khu vực phía Nam cùng cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất trong lĩnh vực dự phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em. Loại vi khuẩn này gây ra 4 loại bệnh nguy hiểm, bao gồm: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm tai giữa cấp. Đây là những căn bệnh có thể gây nhiều biến chứng (viêm tai giữa), để lại nhiều di chứng nặng nề ngay cả sau khi hồi phục (viêm màng não, nhiễm trùng huyết), và thậm chí dẫn đến tử vong. Năm 2017, toàn thế giới có hơn 2,56 triệu người chết vì các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, trong đó hơn 1/3 là trẻ em dưới năm tuổi.

Trong các bệnh do loại vi khuẩn trên gây ra, viêm phổi do phế cầu là căn bệnh có tỷ lệ tử vong từ 10% - 20%. Tỷ lệ này thậm chí có thể lên đến 50% ở những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già. Đối với viêm màng não - một căn bệnh khác do phế cầu khuẩn gây ra, bên cạnh tỷ lệ tử vong ở trẻ lên đến 50%, người bệnh còn có thể gánh chịu nhiều di chứng lâu dài như điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém, và bị chứng đau đầu kéo dài…

“Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh, quá trình điều trị thường khó khăn, kéo dài và tốn kém. Vi khuẩn này có nhiều chủng loại lan truyền qua đường hô hấp hoặc từ người bệnh sang người khỏe. Các căn bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn đặc biệt nguy hiểm với nhũ nhi và những người mắc bệnh mãn tính như bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi, tim mạch, tiểu đường… Vì lẽ đó, tiêm ngừa vắc-xin là biện pháp khuyến cáo hàng đầu để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi phế cầu khuẩn” - Giáo sư Ron Dagan, Bệnh viện đại học Soroka, Beer-Sheva, Israel chia sẻ tại hội nghị.

Cũng tại hội nghị, các chuyên gia y tế đã được cập nhật thông tin dịch tễ và vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn (vắc-xin PCVs).

“Vắc-xin PCVs được phát triển tương ứng với các chủng phế cầu khuẩn thường gặp theo địa lý – không gian – thời gian. Trong đó, sự phát triển vượt bậc của vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn đến thời điểm hiện tại sử dụng được cho cả trẻ em và người lớn đã mang lại những hiệu quả thiết thực đối với sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng chi phí y tế quốc gia.”, Giáo sư Mark Peter Gerard van der Linden, Đại học Aachen, Đức cho biết.

Ông Pullicino John Paul, Trưởng Văn phòng đại diện Pfizer (Thailand) Limited tại TP Hồ Chí Minh chia sẻ “Là tập đoàn Dược phẩm với hơn 170 năm kinh nghiệm, Pfizer cam kết đồng hành cùng cộng đồng đẩy lùi những hậu quả nguy hại về sức khỏe do Phế cầu khuẩn gây ra thông qua những giải pháp y tế tiên tiến. Thông qua việc hợp tác với các cơ quan ban ngành, các tổ chức, các hiệp hội y khoa, trường đại học… trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Pfizer sẽ không ngừng nỗ lực trong công cuộc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt