Thứ ba 26/11/2024 03:10

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Chiều 10/10, Cục Công Thương địa phương phối hợp với tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) - cho hay, chính sách khuyến công thời gian qua đã được triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp từ công tác chỉ đạo đến hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện. Năm 2024, công tác khuyến công bước sang năm tăng tốc thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo phê duyệt tại Quyết định số 1881/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình khuyến công giai đoạn do các địa phương ban hành.

Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương). Ảnh: Trần Đình

Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn do tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, thiên tai, tác động vĩ mô của xung đột chính trị và kinh tế thế giới, công tác khuyến công đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tiếp sức, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn, khôi phục lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, ổn định và phát triển.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung hoạt động khuyến công, góp phần tạo động lực cho phát triển công nghiệp nông thôn trong tình hình mới, ông Ngô Quang Trung đề nghị, tại hội nghị, các đại biểu tích cực đóng góp ý kiến, tập trung thảo luận, trao đổi một số nội dung:

Đánh giá các kết quả đạt được về công tác khuyến công trong năm 2023 và 9 tháng năm 2024 của khu vực phía Nam; những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện; xác định các nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục.

Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai hiệu quả và hoàn thành các đề án/nhiệm vụ đã được giao kế hoạch trong những tháng cuối năm 2024; trao đổi kinh nghiệm, bài học 4 giá trị phổ biến từ thực tiễn tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công.

Thảo luận, đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để tiếp tục lại đổi mới nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương nhằm giải quyết vướng mắc phát sinh từ thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công. Đặc biệt, đề xuất những vấn đề chung, quan điểm về đổi mới cơ chế, chính sách, đóng góp ý kiến cho Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2012/NĐ- CP của Chính phủ về khuyến công.

Đề nghị các đồng chí phát biểu đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm, làm rõ những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra” - lãnh đạo Cục Công Thương địa phương nhấn mạnh.

Ông Trương Văn Minh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trần Đình

Phát biểu chào mừng Hội nghị, ông Trương Văn Minh - Giám đốc Sở Công Thương Kiên Giang - nhận định, Hội nghị khuyến công khu vực phía Nam ngày hôm nay có ý nghĩa quan trọng với hoạt động khuyến công của 20 tỉnh, thành phố phía Nam. Hội nghị nhằm đánh giá hoạt động khuyến công, đưa ra phương hướng giải pháp thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành kế hoạch đặt ra với kết quả cao nhất. "Tôi hy vọng sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến quý báu để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung ngày càng cao hơn nữa”, ông Trương Văn Minh nói.

Lãnh đạo Sở Công Thương Kiên Giang cũng thông tin, Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc với tổng diện tích tự nhiên 6.343,27 km, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia có dường biên giới dài 56,8 km; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km.

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị. Đặc biệt, Kiên Giang có vùng biển rộng với 143 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống, lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu với diện tích biển trên 63.000km, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, phù hợp cho phát triển kinh tế biển của tỉnh.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức, khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Duơng, Bình Phuớc, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Trần Đình

Khu vực phía Nam là nơi hội tụ nhiều lợi thế nổi trội và có những điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc. Bên cạnh đó, với những lợi thế về địa chính trị, tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lực dồi dào, là vựa lúa lớn nhất của cả nuớc, đa dạng cây ăn trái quanh năm, tài nguyên sông nuớc phong phú, khu vực phía Nam là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy - hải sản... đa dạng phục vụ cho các ngành công nghiệp - chế biến, tiêu dùng.

Được xem như yếu tố chiến lược trong tổng thể lãnh thổ Việt Nam, khu vực phía Nam là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ với môi truờng đầu tư hấp dẫn, với phần lớn chính quyền địa phuơng năng động; có lực luợng lao động trẻ, ham học hỏi, đã và đang tạo nên những điều kiện thuận lợi, cơ hội tiềm năng phát triển. Mặc dù đã đạt đuợc nhiều điểm nổi bật, song trong bối cảnh mới hiện nay, khi đất nước buớc vào chu kỳ phát triển mới, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo ra những thời cơ nhưng cũng mang đến nhiều thách thức mới.

Phát huy những lợi thế tiềm năng của khu vực, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp và thương mại đã đề ra, trong đó phải kể đến kế hoạch khuyến công, góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành Công Thương nói riêng và kinh tế - xã hội của cả nước nói chung.

Trần Đình-Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy