Thứ hai 23/12/2024 09:58

Học giả Nguyễn Đình Đầu qua đời, hưởng thọ 104 tuổi

Học giả Nguyễn Đình Đầu là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ vừa qua đời tại TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 104 tuổi.

Ngày 20/9, xác nhận với phóng viên Báo Công Thương, gia đình học giả Nguyễn Đình Đầu cho biết, ông đã tạ thế vào lúc 13h50 chiều nay (ngày 20/9) tại TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 104 tuổi.

Học giả Nguyễn Đình Đầu (sinh năm 1920 tại Hà Nội, ngụ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là một học giả nghiêm túc, tận tụy trong lĩnh vực địa lý, lịch sử Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ.

Học giả Nguyễn Đình Đầu đã từng là Bí thư (phụ tá) của ông Nguyễn Mạnh Hà, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kinh tế - tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay.

Học giả Nguyễn Đình Đầu còn là một nhà báo - như ông tự nhận là không chuyên. Các ấn phẩm báo chí ông tham gia đều dưới danh nghĩa phục vụ cho công giáo (Ki-tô giáo) và xuất bản khi đất nước còn chiến tranh, chia cắt. Nhưng ông và các cộng sự làm báo đã thể hiện quan điểm, khát vọng chấm dứt chiến tranh, thống nhất và hòa bình cho đất nước Việt Nam.

Học giả Nguyễn Đình Đầu

Ông sinh ra trong một gia đình Công giáo nghèo ở nhà số 57 Hàng Giấy, Hà Nội. Từ thời thiếu niên, ông đã gia nhập Hội hướng đạo, Hội truyền bá quốc ngữ rồi phong trào Thanh niên lao động Công giáo. Những đoàn thể này với các nhà lãnh đạo tên tuổi, các giáo sĩ trí thức tiến bộ đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới ông.

Năm 1940, ông học trường Bách nghệ Hà Nội, làm đoàn trưởng Đoàn Thanh Lao Công gồm những học sinh công giáo, phụ trách một tờ bích báo.

Năm 1941, ông là học sinh duy nhất ra trường làm việc tại Sở Vô tuyến điện Bạch Mai. Năm 1942, ông được cử làm Tổng thư ký Thanh Lao Công Bắc Kỳ.

Tháng 9/1945, ông tham gia cách mạng là Bí thư cho Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông Nguyễn Mạnh Hà được ông Võ Nguyên Giáp đại diện cho cách mạng lâm thời mời về làm Bộ trưởng, còn ông được làm Bí thư cho Bộ trưởng.

Từ năm 1947-1954, ông hoạt động trong phong trào Thanh Lao Công Việt Nam và thế giới ở Việt Nam, Pháp và Mỹ.

Từ năm 1955-1975, ông dạy học tư và nghiên cứu tại Sài Gòn, đồng thời tiếp tục tham gia phong trào Thanh Lao công.

Ngày 29/4/1975, ông tham gia phái đoàn đại diện cho chính quyền Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền đến Trại David hòa đàm ngừng bắn, qua đó giúp giảm bớt đổ máu trong ngày cuối của cuộc chiến.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông đã dốc toàn lực, chuyên tâm nghiên cứu sâu về điền thổ, địa bạ thời Nguyễn - là những tài liệu quý mô tả ruộng đất Việt Nam cách đây đã hơn 200 năm, ghi lại diện tích từng làng, vị trí, cách sử dụng, chủ sở hữu của toàn bộ đất đai các làng xã Việt Nam, từ cực bắc Tổ quốc cho đến mũi Cà Mau.

Đặc biệt, sau hơn nửa thế kỷ nghiên cứu, học giả Nguyễn Đình Đầu có một bộ sưu tập bản đồ Việt Nam khổng lồ với hơn 3.000 tấm, trong đó có nhiều bản đồ cổ của nước ta, của Trung Quốc và nhiều nước phương Tây khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tâm nguyện lớn nhất của ông hiện nay là sớm tổ chức được cuộc triển lãm kho bản đồ quý giá ấy.

Sỹ Đồng
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua