Hoạt động báo chí tại Nghị trường: Tốt, nhưng cần tốt hơn nữa…

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2015), phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm phụ trách báo chí, công nghệ thông tin của Văn phòng Quốc hội - để nghe ông tâm tư về vai trò của báo chí và những phóng viên viết báo ở nghị trường.
Hoạt động báo chí tại Nghị trường: Tốt, nhưng cần tốt hơn nữa…

Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII

Góp phần quan trọng trong nền quản trị quốc gia

Một cách ngắn gọn, ông có thể đánh giá về vai trò của báo chí trong hoạt động của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Ngắn gọn thì khó đánh giá hết, nhưng có thể nói thế này, trong mô hình quản trị quốc gia của nước ta, các cơ quan hành chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ; Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri.

Cử tri muốn áp đặt chế độ trách nhiệm đối với Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thì họ phải biết Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hoạt động như thế nào. Để làm được việc này cử tri có thể tiếp nhận thông tin trực tiếp từ đại biểu Quốc hội mình bầu lên.

Hoạt động báo chí tại Nghị trường: Tốt, nhưng cần tốt hơn nữa…
Ông Nguyễn Sĩ Dũng

Tuy nhiên, ở nước ta, trung bình một đại biểu do khoảng 300-400 nghìn cử tri bầu ra. Trong khi đó, mỗi lần tiếp xúc cử tri, đại biểu chỉ có thể gặp gỡ số lượng cử tri rất hạn chế. Khi đó, để chuyển tải thông tin về hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đến cử tri thì báo chí là kênh nhanh, phổ cập rộng và hiệu quả nhất. Trên thực tế, ngay cả hiệu ứng từ các cuộc tiếp xúc cử tri có được cũng nhờ một phần quan trọng của các cơ quan báo chí.

Hơn nữa, một vị đại biểu dù có tích cực thâm nhập thực tế thì cũng khó nắm bắt được hết ý kiến của cử tri và dư luận, trong khi báo chí có thể đến từng góc khuất của cuộc sống, gặp gỡ những người thậm chí chưa bao giờ tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ.

Đảm bảo quyền được tham gia của cử tri và nhân dân

Điều 6, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước". Ông có thể chỉ ra vai trò của báo chí trong tiến trình dân chủ mà Điều 6 hàm chứa?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn các hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân dân. Theo đó, với dân chủ trực tiếp, người dân tự mình quyết định các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Tuy nhiên, sẽ không dễ có điều kiện để hàng vạn người cùng tham gia tranh luận, quyết định. Trong khi, dân chủ đại diện cũng có thể xảy ra trường hợp người đại diện dễ xa dời, thay đổi sau khi được cử tri bầu. Và khi đó, người ta nói đến dân chủ tham gia với vai trò hết sức quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông.

Một cách đơn giản, qua thông tin của báo chí, cử tri và nhân dân có thể tham gia vào quá trình thảo luận các chính sách của Quốc hội, thậm chí là tác động lên cả nghị trình của Quốc hội.

Trên thực tế nhiều trường hợp, khi được thông tin cử tri mới có điều kiện để nắm bắt vấn đề gì Quốc hội đang thảo luận, có “đụng chạm” đến quyền, lợi ích của mình để có ý kiến. Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là một ví dụ. Từ phản ứng của công nhân, qua phản ánh của báo chí, đã trở thành hiệu ứng lan tỏa và tạo ra yêu cầu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phải xem xét lại.

Không chỉ đảm bảo quyền tham gia của cử tri và nhân dân, báo chí còn cung cấp nguồn phản biện rất quan trọng trước những vấn đề Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang bàn thảo thông qua ý kiến của bản thân nhà báo, của các chuyên gia hoặc cử tri, người dân.

Đặc biệt, báo chí còn tạo ra động lực, sự khuyến khích cần thiết để các đại biểu Quốc hội hoạt động tích cực hơn và ở một chừng mực nào đó, báo chí được xem là cơ quan giám sát đối với Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Giảm đưa tin kiểu "Máy ảnh số"!

Chúng ta đã nói nhiều về ưu điểm, còn nhược điểm của báo chí khi đưa thông tin về hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, thưa ông?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Không nên gọi là nhược điểm vì phải khẳng định, báo chí đã và đang thực hiện rất tốt vai trò, trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, để làm tốt hơn, tôi cho rằng, phóng viên đưa tin Quốc hội nên bớt đưa tin kiểu “máy ảnh số”. Thực tế, vẫn khá phổ biến cách đưa tin sự kiện, chớp được những ý kiến mới, sắc sảo của đại biểu Quốc hội để phản ánh hơn là việc phân tích sâu, đụng chạm đến sự được, mất, đến hệ lụy của các chính sách, quyết định đang được Quốc hội thảo luận.

Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu sâu về chế định nghị viện, chế định Quốc hội. Ngay như hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Có ý kiến cho rằng, đó là hoạt động giám sát và Quốc hội cần có chế tài xử lý trong khi chế tài cao nhất của Quốc hội là bất tín nhiệm.

Tôi cho rằng, việc phóng viên đưa tin Quốc hội chưa thực sự dành thời gian, tâm sức tìm hiểu thì Văn phòng Quốc hội cũng chưa có nhiều các lớp tập huấn, hoặc truyền đạt thông tin đến phóng viên là nguyên nhân của vấn đề nói trên.

Hiện tại, hoạt động báo chí ở nghị trường đã tốt, nhưng cần tốt hơn nữa.

Văn phòng Quốc hội là nơi cung cấp thông tin báo chí

Để công tác thông tin về hoạt động của Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội ngày càng tốt hơn, ông nhắn nhủ gì tới báo giới?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Xin khẳng định, Văn phòng Quốc hội không quản lý báo chí mà luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ quan báo chí, phóng viên tác nghiệp cũng như đảm bảo điều kiện hoạt động cho các đại biểu Quốc hội.

Cũng trong nỗ lực này, hiện Văn phòng Quốc hội đang thúc đẩy thành lập Câu lạc bộ các phóng viên đưa tin về Quốc hội. Tôi hy vọng, trong khuôn khổ hoạt động của Câu lạc bộ, việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin hai chiều giữa báo chí và Văn phòng Quốc hội, Quốc hội và đại biểu Quốc hội sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Duân (Thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động