Thứ sáu 27/12/2024 17:10
Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Vẫn còn nhiều “điểm nóng”

Phát triển công nghiệp là xu thế tất yếu, tuy nhiên vấn đề phát thải gây ảnh hưởng đến môi trường tỷ lệ thuận với sự phát triển ngành công nghiệp. Trong đó, công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong qua trình phát triển công nghiệp vẫn đang gạp nhiều thách thức.

Mặc dù vậy, những năm qua, ngành Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, các "điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường như thép, nhiệt điện, hóa chất, khoáng sản, luyện kim...

Về vấn đề này, ông Vũ Ngọc Hưng - Trưởng phòng Bảo vệ môi trường Công Thương, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) - cho biết, ngày 29/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2022/NĐ-CP quy định Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, trong đó giao Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là đơn vị đầu mối về triển khai công tác bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực xử lý, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường

Được biết, giai đoạn vừa qua, mặc dù ngành Công Thương đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại vẫn phát sinh nhiều vấn đề về môi trường cần được quan tâm giải quyết. Cụ thể, thời gian qua vẫn còn xuất hiện nhiều "điểm nóng” về môi trường, nhất là các khu vực tập trung cho sản xuất công nghiệp và thương mại.

Nguyên nhân do hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, bất cập tạo ra khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng giải quyết được các chồng chéo, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay là một trong các yêu cầu cấp bách.

Bên cạnh đó, năng lực quản lý nhà nước về môi trường của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Mô hình tổ chức cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng hiện nay.

Công nghệ khai thác và chế biến lạc hậu: thiếu sự đầu tư phát triển cũng là một nguyên nhân quan trọng làm thất thoát, lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến việc đầu tư xây dụng kết cấu hạ tầng còn hạn chế.

Ngoài ra, nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cộng đồng nhiều nơi còn thấp, dẫn đến thiếu ý thức tự giác đầu tư, chú trọng cho công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc gia chưa hiệu quả.

Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Để tập trung giải bài toán phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực xử lý, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Theo đó, Bộ Công Thương đã ban hành và trình Thủ tướng Chính phủ nhiều văn bản, chính sách trong các lĩnh vực có liên quan nhằm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương, quản lý hồ chứa quặng đuôi, phát triển ngành công nghiệp môi trường, quản lý tro xỉ nhiệt điện, quản lý các nhiệm vụ môi trường ngành Công Thương, điển hình là: Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 8/9/2020 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025; Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/2/2017 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025... Gần đây nhất, ngày 22/8/2023, đã trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 ban hành Danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường.

Các chính sách này đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tăng cường hiệu quả thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương.

Ông Vũ Ngọc Hưng thông tin thêm, Bộ Công Thương luôn bám sát và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương, góp phần cải thiện chất lượng môi trường, phòng ngừa các sự cố, rủi ro môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành Công Thương.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm được giao tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật, bao gồm các nội dung về phát triển ngành công nghiệp môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy, phát triển kinh tế tuần hoàn và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động bảo vệ môi trường khác.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn trong quá trình triển khai.

"Đối với công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp đòi hỏi phải tập trung, kiên trì, giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng như vậy là cần thiết nhằm làm cho đất nước phát triển hòa nhập với kinh tế khu vực", ông Vũ Ngọc Hưng nhấn mạnh.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’