Thứ ba 24/12/2024 01:41

Hóa mỹ phẩm nhập lậu: Cẩn trọng khi mua hàng “fake” giá chính hãng

Hóa mỹ phẩm là mặt hàng có thị trường tiêu thụ rất lớn. Chạy theo lợi nhuận, coi thường sức khỏe người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn bất chấp nhập lậu, bán hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, để trà trộn bán cùng hàng chính hãng với giá cao.

Cẩn trọng hàng “fake”

Với mức sống được nâng cao, ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam lựa chọn hóa mỹ phẩm nhập khẩu như sữa tắm, dưỡng thể, nước hoa…. Nắm bắt nhu cầu này, một số đối tượng đã nhập lậu các sản phẩm này để bán kiếm lời. Đặc biệt, các đối tượng thường sử dụng phương thức, thủ đoạn ngày càng phức tạp, tinh vi, như nhập lậu bằng cách giả mạo giấy tờ để hợp thức hóa hàng hóa, thực chất hàng hóa này được thu gom từ các nước thứ 3 không đảm bảo chất lượng, thường là hàng thanh lý, tồn kho, sắp hết hạn sử dụng; hay không có tem nhãn, hoặc dùng tem nước ngoài; làm giả tem phụ… Thậm chí, có đối tượng nhập lậu còn “bao biện” hàng của mình “xịn” hơn, mới hơn, khi bị phát hiện mẫu mã không đúng với phiên bản hàng chính hãng.

Lực lượng chức năng phát hiện một cơ sở nhập lậu sữa tắm nước hoa Tesori d’Oriente với số lượng lớn

Đơn cử như: Sữa tắm của nhãn hiệu Tesori d'Oriente (sản xuất tại Ý) thời gian gần đây được người tiêu dùng Việt Nam khá ưa chuộng. Không khó nhận ra, trên các trang mạng xã hội, loại sữa tắm nước hoa này được các “con buôn” rao bán là hàng chính hãng, nhập từ Ý nhưng vòng qua Trung quốc qua các trang TMĐT Taobao, Tmall với giá lại rẻ hơn vài chục nghìn so với mức giá của sản phẩm chính hãng, còn chất lượng chưa chắc đã được đảm bảo. Đặc biệt, trong tháng 4/2021, trên thị trường đã xuất hiện phiên bản khác của chai sữa tắm hương hoa sen nhãn hiệu Tesori d’Oriente. Nếu bằng mắt thường thì giống hàng chính hãng, nhưng khi để cạnh với sản phẩm chính hãng thì hoàn toàn khác biệt. Và dân nhập lậu đã “chấn an” người tiêu dùng, đó là mẫu mã mới của năm 2021.

Ông Trần Việt Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần Ngôi sao châu Âu (EUROSTAR)– cho biết, sản phẩm hóa mỹ phẩm như sữa tắm, dưỡng thể… được nhập lậu, làm giả, làm nhái, “pha” hàng trà trộn với hàng xịn chính hãng rất nhiều. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu công ty, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng.

Với sữa tắm hương hoa sen của công ty, đây là sản phẩm bán chạy nhất tại thị trường châu Á, tỷ lệ cứ 10 người chạm vào thì 7 người chọn mùi hương này và chung thành ít nhất 3-5 năm trước khi muốn thử mùi hương mới. Vì lý do đó nên đây cũng là sản phẩm bị nhái, giả và pha trộn nhiều nhất tại Trung Quốc và nhập về Việt Nam”- ông Trần Việt Hải cho hay.

Trong những năm gần đây, mặc dù, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) liên tục phát hiện kho hàng mỹ phẩm nhập lậu và cơ sở sản xuất mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng với số lượng lớn, tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp.

Đối với hàng xách tay, nhập lậu, theo lực lượng QLTT, việc đối phó với kinh doanh các mặt hàng này không dễ do sản phẩm được người bán để trong nhà, lực lượng QLTT muốn kiểm tra trường hợp này phải có quyết định khám nơi ở được chủ tịch quận ký. Ngoài ra, cái khó với hàng xách tay, nhập lậu là phải làm rõ yếu tố biên giới (bắt hàng tại cửa khẩu, biên giới) mới khởi tố được, còn khi hàng chở về lưu trong kho thì hầu như chỉ xử phạt hành chính. Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính cũng gặp không ít khó khăn, bởi người bán hàng xách tay thường thuê điểm kinh doanh, nên khi ra quyết định xử phạt hành chính thì các cá nhân, tổ chức vi phạm dễ dàng đi trốn.

Một nguyên nhân phải kể đến nữa là do một số người tiêu dùng nhẹ dạ, tâm lý chủ quen, cùng thói quen chọn mua hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc, đã vô tình tiếp tay cho những mặt hàng này có cơ hội lộng hành.

Ứng dụng QR Code “chặn” hàng giả, hàng trôi nổi

Câu chuyện hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái không phải “ngày một ngày hai” giải quyết hết, mà đòi hỏi có sự chung tay của toàn xã hội, nếu như không có sự hợp sức từ doanh nghiệp và nâng cao cảnh giác từ người tiêu dùng thì khó lòng triệt bỏ hoàn toàn. Ý thức được điều này, nhiều doanh nghiệp chân chính đã phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, xác minh và xử lý nhiều đối tượng buôn bán hàng lậu, hàng trôi nổi, hàng giả từ các nước thứ ba. Bên cạnh đó, luôn song hành cùng người tiêu dùng trong việc lựa chọn đúng hàng chính hãng.

Chẳng hạn với mặt hàng sữa tắm, Công ty Cổ phần Ngôi sao châu Âu đã triển khai nhiều biện pháp để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm chính hãng như luôn có tem QR chống hàng giả; tem phụ tiếng Việt, có thông tin chi tiết về sản phẩm, hạn sử dụng… Khi soi đèn tia cực tím vào bề mặt tem sẽ thấy phát sáng logo BNB và dòng chữ ORIGINAL để phân biệt với hàng giả. Đặc biệt, khi mở sản phẩm, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về màu sắc, mùi hương và chất lượng. Hàng chính hãng luôn có màu sắc đậm, mùi hương dễ chịu, không nồng hắc và có độ đặc sánh nhất định.

Đối với sản phẩm sữa tắm chai 500ml, khi mua hàng chính hãng sẽ luôn được tặng kèm vòi bơm được cá biệt hóa với tên nhãn hiệu Tesori d’Oriente và tên nhà sản xuất Conters S.r.I Italy bằng hình in chìm trực tiếp trên vòi.

Một sản phẩm sữa tắm nước hoa chính hãng (bên tay trái) có giá bán lẻ tại siêu thị 250.000 đồng/chai, tại cửa hàng 190.000 - 210.000 đồng/chai, trong khi đó, sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam (bên tay phải) với giá 150.000 đồng/chai có chất lượng hoàn toàn khác so với hàng được bán tại châu Âu và phân phối chính thức tại Việt Nam

Trước thông tin, trên thị trường Việt Nam xuất hiện 1 phiên bản khác của Sữa tắm hương hoa sen và bơ hạt mỡ 500 ml, đại diện nhãn hiệu Tesori d’Oriente là Công ty Conter S.r.l (Ý) khẳng định chỉ xuất khẩu trực tiếp tới Việt Nam thông qua Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại BNB và Công ty BNB ủy quyền cho EUROSTAR phân phối nhãn hiệu Tesori d’Oriente tại Việt Nam, không thông qua trung gian hay nước thứ 3.

Sản phẩm có ghi chú chữ in hoa “THE ORIGINAL” ở mặt trước của sản phẩm; họa tiết in các nhân vật tắm nhưng với đầy đủ trang phục có quần áo; tên mùi hương trên mặt trước của sản phẩm là BAGNO CREMA AROMATICO AROMATIC BATH CREAM” là phiên bản chỉ được sản xuất và bán duy nhất cho thị trường Trung Quốc đại lục theo yêu cầu riêng, với tiêu chuẩn chất lượng riêng của đối tác Trung Quốc với giá thành rẻ. Phiên bản này hoàn toàn khác biệt với những sản phẩm đang bán tại thị trường châu Âu và được nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam”- đại diện Công ty Conter S.r.l khẳng định.

Mặc dù có nhiều giải pháp để bảo vệ các sản phẩm chính hãng, song tình trạng hàng nhập lậu, hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc vẫn đang làm “đau đầu” các nhà kinh doanh chân chính trong nước. Bởi vốn tiềm lực bản thân và các điều kiện không cho phép doanh nghiệp làm trên diện rộng để bảo vệ hàng hóa của mình. “Các doanh nghiệp rất cần sự ra tay mạnh mẽ, quyết liệt của các cơ quan chức năng, tạo sự công bằng, lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời định hướng người tiêu dùng. Ngoài ra, tăng cường quảng bá, phân biệt hàng thật, hàng giả để giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn đúng sản phẩm”- ông Trần Việt Hải kiến nghị.

Thực tế, từ ngày 15/10/2020, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực. Theo đó, các cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 50 triệu đồng, tùy giá trị hàng hóa nhập lậu. Còn tổ chức vi phạm kinh doanh hàng lậu sẽ bị phạt 1 triệu đến 100 triệu đồng. Nghị định này được kỳ vọng là “đòn” mạnh trấn áp các đối tượng chuẩn bị có ý định kinh doanh hàng lậu, thu lợi bất chính.

Trước thực trạng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc đang rao bán tràn lan như hiện này, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ và nên mua tại các địa chỉ uy tín. Đồng thời, thông báo đến các cơ quan chức năng nếu phát hiện nghi vấn sản phẩm kém chất lượng.
Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Mỹ phẩm

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm