Chủ nhật 22/12/2024 13:46

Hệ lụy của thiếu vi chất dinh dưỡng đến sự phát triển cơ thể

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết, chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt Nam không chỉ thấp hơn nhiều nước phát triển mà còn thấp hơn một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này chính là thiếu vi chất dinh dưỡng.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam chưa được chú ý

Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam

Theo GS.TS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) ở nước ta diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt có tỷ lệ cao ở miền múi và nông thôn nhưng chưa được chú ý đúng mức.

Thiếu vitamin A: Năm 1995, Việt Nam được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận đã thanh toán thiếu vitamin A thể lâm sàng nhưng thiếu vitamin A tiền lâm sàng vẫn còn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Cụ thể, tỷ lệ này ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13,0%, có vùng lên tới 16,1%, tỉ lệ vitamin A trong sữa mẹ thấp ở mức 34,8%. Thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ 63,6 % (ở trẻ em dưới 5 tuổi); 54,3% (phụ nữ có thai) và 37,7% (phụ nữ tuổi sinh đẻ) trong các trường hợp thiếu máu.

Thiếu kẽm: Kết quả điều tra vi chất năm 2014 - 2015 cho thấy có 80,3% phụ nữ có thai, 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ và 69,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và được đánh giá là ở mức nặng. Tỷ lệ thiếu kẽm đặc biệt cao ở trẻ em dưới 5 tuổi ở miền núi và nông thôn.

Thiếu vitamin D và can xi: Điều tra vi chất năm 2010 trên 19 tỉnh thành của Việt Nam cho thấy tình trạng thiếu vitamin D còn rất phổ biến, gặp ở 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 37% ở trẻ em. Bên cạnh đó mức tiêu thụ vitamin D và canxi của phụ nữ và trẻ em Việt Nam cũng mới chỉ đạt 1% và dưới 43% nhu cầu khuyến nghị.

Thiếu I- ốt: Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết TW năm 2013 – 2014 cho thấy tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 -10 tuổi là 9,8%, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh khoảng 60%, mức trung vị iốt niệu là 8,4 mcg/dl. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu i- ốt nghiêm trọng trên thế giới, báo động thực tế thiếu hụt i- ốt đang quay trở lại.

Thiếu vi chất dinh dưỡng gây thấp còi

Thiếu vi chất dinh dưỡng gây thấp còi

Theo ThS. Trần Khánh Vân, Khoa Vi chất dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E...) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng...).

Hiện nay, chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt nam là 1,64m và 1,55m tương ứng với Indonesia, Philipine, thấp hơn các nước phát triển như Trung quốc, Nhật Bản, Singapore... và các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan. Nguyên nhân chính dẫn đến chậm phát triển chiều cao của thanh niên nước ta chính là do suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Trong đó, thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng này ở Việt Nam. Ngoài ra, thiếu VCDD còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.

Biện pháp nào giải quyết tình trạng này?

Để khắc phục tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và cải thiện chiều cao cho người Việt Nam, ngành y tế cần thực hiện tốt chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm các biện pháp đồng bộ như bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao, tăng cường VCDD vào thực phẩm và đa dạng hoá bữa ăn. Hiện nay, Viện Dinh dưỡng đang tập trung nghiên cứu, sản xuất và phát triển các loại sản phẩm tăng cường vi chất đáp ứng cho nhu cầu của người dân, đặc biệt dành cho các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ…

Bên cạnh đó, hàng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nhờ hoạt động bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi ở 63 tỉnh thành, trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi ở 22 tỉnh khó khăn mỗi năm 2 lần, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống 1 liều vitamin A, đồng thời việc bổ sung vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc. Năm 2018, trong ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6) sẽ có trên 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi được uống vitamin A, hàng triệu trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn được tẩy giun (Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu…).

Bài viết cùng chủ đề: chất dinh dưỡng

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS