Thứ hai 18/11/2024 16:13

Hàng loạt ông chủ doanh nghiệp lớn từ nhiệm: Liệu có 'buông rèm nhiếp chính'?

Gần đây, nhiều ông chủ của các doanh nghiệp lớn từ nhiệm hoặc lùi về hậu trường, các chuyên gia cho rằng, đây có thể là động thái 'buông rèm nhiếp chính'.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, không ít những vị vua vẫn còn rất minh mẫn và sức khỏe vẫn rất tốt nhưng chấp nhận lùi về sau nhường ngôi cho thế hệ kế cận với thân phận, chức danh khác: “Thái thượng hoàng”. Tuy nhiên, họ vẫn nắm giữ hoàn toàn các quyền nhiếp chính, quyền can thiệp nội bộ hay thậm chí quyền “phế truất” hoàng đế khi cần.

Xét ở góc độ kinh doanh, ông chủ doanh nghiệp là vị “Vua không ngai” trong phạm vi hẹp tại đơn vị của họ. Trên thực tế, chủ /chu-de/doanh-nghiep-viet.topic không nhất thiết phải giữ khư khư chiếc ghế “Chủ tịch HĐQT” hay “Người đại diện pháp luật”. Thay đổi chức danh hay thay đổi vị trí vẫn không thể thay đổi bản chất của doanh nghiệp đó. Ông chủ vẫn là ông chủ, sức ảnh hưởng, các quyến sách của họ vẫn không thay đổi, tương tự danh vị “Thái thượng hoàng”...

Hàng loạt các ông chủ lui về hậu trường

Trong vài năm trở lại đây, những doanh nghiệp quy mô lớn như: Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Tập đoàn Doji hay gần đây nhất là Tập Đoàn Đất Xanh... đã chứng kiến các vị Chủ tịch HĐQT lâu năm của doanh nghiệp từ nhiệm ở vị trí cao nhất tại doanh nghiệp mà bản thân họ đã dày công sáng lập, xây dựng và phát triển để nhận những chức danh chưa có tiền lệ như: Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược... Hầu hết, đây là những động thái tuân thủ theo quy định pháp luật đối với công ty cổ phần đại chúng.

Ông Lương Trí Thìn – cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT để nhận một chức danh khác là Chủ tịch Hội đồng chiến lược (Ảnh: Dân trí).

Nếu như, ông Đỗ Minh Phú từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Doji để nhận một chức danh khác, về mặt pháp lý gần như “vô thưởng, vô phạt”... Chủ tịch Hội đồng sáng lập trong bình yên thì ông Lê Viết Hải không được như thế. Sự xáo trộn từ phía “thượng tầng” của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình không có yếu tố... tình thân giống như trường hợp của ông Đỗ Minh Phú. Mặc dù, cùng là tuân thủ quy định pháp luật đối với Công ty Cổ phần đại chúng nhưng ông Đỗ Minh Phú có nhiều lợi thế hơn bởi hai lý do:

Thứ nhất, Tập đoàn Doji không phải là doanh nghiệp cổ phần đại chúng theo Luật chứng khoán nên không cần công bố thông tin lãnh đạo. Trên thực tế, doanh nghiệp này không có chức danh Chủ tịch HĐQT. Hai chức danh chủ chốt khác là: Phó chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc đều do các con của ông Phú đảm trách.

Thứ hai, yếu tố “tín thác” vẫn rất quan trọng trong hoạt động duy trì tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của các ông chủ thực sự của doanh nghiệp. Ông chủ chỉ cần người “đáng tin cậy” ngồi vào chiếc ghế cao nhất tại doanh nghiệp để thực thi chiến lược mà các ông chủ đề ra.

Trong khi, ở vị trí cao nhất tại Doji do ông Đỗ Minh Phú vẫn toàn quyền quyết định nhưng theo phương thức “buông rèm nhiếp chính”. Ông Lê Viết Hải không thể làm điều tương tự bởi khác biệt tư duy quản trị gây xung đột lợi ích và thực quyền đối với người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Công Phú - vốn dĩ chưa phải là “người nhà” như trường hợp của ông Đỗ Minh Phú.

Gần đây, ông Lương Trí Thìn – cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh đã “nối gót” ông Đỗ Minh Phú từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT để nhận một chức danh khác “vô thưởng, vô phạt” tại Tập đoàn Đất Xanh là Chủ tịch Hội đồng chiến lược. Người thay thế ông Lương Trí Thìn là một nhân vật được cho là rất tín cẩn đối với cá nhân ông... Liệu rằng, ông Lương Trí Thìn có áp dụng phương thức “buông rèm nhiếp chính” tương tự như cách ông Đỗ Minh Phú đã và đang thực hiện?

Quyền lợi cổ đông có được đảm bảo?

Một số ý kiến cho rằng, ông Lương Trí Thìn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT dể nhận nhiệm vụ mới là động thái tích cực đang “tái cấu trúc” lại Tập đoàn Đất Xanh trước một vài ồn ào liên quan đến doanh nghiệp này gần đây.

Tuy nhiên, chuyên gia tái cấu trúc doanh nghiệp Thạc sĩ Nguyễn Phạm Hữu Hậu cho rằng, không có yếu tố tái cấu trúc doanh nghiệp nào đang diễn ra tại Tập đoàn Đất Xanh. Bởi, tái cấu trúc doanh nghiệp phải xuất phát từ ý chí và quyết tâm của chủ doanh nghiệp, được thể hiện rõ nét nhất ở tư duy quản trị và hệ thống quản trị thượng tầng.

Thạc sĩ Nguyễn Phạm Hữu Hậu, chuyên gia kinh tế - tài chính.

Được biết, ông Lương Ngọc Huy – tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh và người thân trong gia đình không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu DXG nào. Điều này, chứng tỏ mặc dù ông Lương Ngọc Huy nắm giữ vị trí quản trị cao nhất tại doanh nghiệp nhưng cũng chỉ là người làm thuê chuyên nghiệp hay nói cách khác ông Huy là “Lãnh đạo ủy quyền” tại Tập đoàn Đất Xanh và người “Lãnh đạo thực quyền” có vẻ như vẫn là ông Lương Trí Thìn, kể cả khi ông Thìn không còn là Chủ tịch HĐQT.

Hiện tại, vẫn chưa rõ Hội đồng chiến lược mà ông Thìn đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch có mục tiêu hoạt động như thế nào? Quy chế hoạt động ra sao? Liệu rằng, có can thiệp sâu sắc vào hoạt động của Hội đồng quản trị doanh nghiệp hay không?

Trong khi, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị là đề ra các mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược mang tính trung và dài hạn. Lưu ý rằng, trong sơ đồ tổ chức doanh nghiệp (Công ty cổ phần) thì bất kỳ Hội đồng nào được lập ra đều có quyền hạn, nghĩa vụ “tư vấn/cố vấn” cho Hội đồng quản trị và Chủ tịch HĐQT về các chiến lược, quyết sách mang tính vĩ mô và căn cơ... không được phép can thiệp thái hóa.

Là một lãnh đạo thực quyền và cũng là cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn Đất Xanh, khó có thể nói, ông Thìn sẽ không can thiệp sâu sắc vào hoạt động của HĐQT Tập đoàn. Nếu ông Lương Trí Thìn đã từ nhiệm Chủ tịch HĐQT mà vẫn “chi phối” sâu sắc vào hoạt động của HĐQT thì việc từ nhiệm không khác gì đối với việc “buông rèm, nhiếp chính” của các "Thái thượng hoàng" thời phong kiến ngày xưa.

Nhưng với tư duy quản trị, phong cách quản trị và cách làm cũ của ông Thìn nếu vẫn tiếp tục “chi phối” hoạt động của HĐQT Tập đoàn Đất Xanh thì có lẽ sẽ không thể xuất hiện kết quả mới, khả quan hơn như những gì mà các cổ đông đã mong đợi...

Phúc Hà
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt

Làm rõ trường hợp nào doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi giấy phép?

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Halal

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

CECO: Thẩm định, tư vấn đối với các dự án đóng vai trò quan trọng

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia