Thứ sáu 29/11/2024 00:05

Hải Dương: Lễ Khai hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023

Sáng 6/2, tại Hải Dương, đã diễn ra Lễ Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023.

Năm 2023, Lễ hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc được tổ chức với các nghi lễ như: lễ rước nước, lễ tưởng niệm và khai hội, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc; phần hội với Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, liên hoan pháo đất, vật cổ truyền, cờ tướng...

Màn trống hội khai mạc Lễ hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2023

Đặc biệt, Tuần Văn hóa Du lịch và xúc tiến thương mại sẽ góp phần quảng bá những sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của Hải Dương tới bạn bè trong nước và quốc tế. Năm 2023, cũng là năm bản lề trong việc quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17.

Phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh nói chung và các giá trị di sản tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc nói riêng sẽ góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, tạo sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân để phấn đấu, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Với giá trị to lớn, Khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia năm 1962 và được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. Lễ hội chùa Côn Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đến với Côn Sơn là đến với những địa danh rất nổi tiếng đối với nhiều du khách như: Chùa Hun, Đền thờ Nguyễn Trãi, Đền thờ quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, suối Côn Sơn, Bàn Cờ Tiên, núi Ngũ nhạc... Nơi đây, lưu giữ nhiều hiện vật quý, trong đó có các Bảo vật quốc gia như: Bia “Thanh Hư Động” với ngự bút của vua Trần Duệ Tông, niên hiệu Long Khánh năm 1372 - 1377; Bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi” được tạo tác từ thời Lê niên hiệu Hoằng Định thứ 8, tức năm 1607. Đây là những hiện vật vô giá minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hoá, khoa học của khu di tích Côn Sơn.

Cũng tại đây, ngày 15/02/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Côn Sơn. Hình ảnh Bác Hồ đọc bia “Côn Sơn Tư Phúc tự bi” đã trở thành ký ức thiêng liêng, nhắc nhở, căn dặn chúng ta nhớ về cội nguồn, luôn biết tri ân các bậc tiền nhân. Hơn 50 năm qua, lời dặn dò của Bác vẫn là phương châm, là nhiệm vụ cao cả của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Các đại biểu dự Lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023

Thấm nhuần tinh thần đó, trong những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại khu di tích Côn Sơn; quan tâm đầu tư, bảo tồn, tu bổ, phục dựng nhiều công trình tiêu biểu, để Côn Sơn trở thành “chốn tùng lâm đẹp đẽ…” như lời Bác Hồ đã dặn. Đồng thời, tỉnh Hải Dương cũng tích cực phối hợp cùng với tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc để cùng các địa phương hoàn thiện hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới.

Các đại biểu cùng nhân dân và du khách dâng hương tưởng niệm 689 năm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cho biết, gần 7 thế kỷ qua, những giá trị di sản ở Côn Sơn đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng không chỉ của riêng vùng đất Hải Dương mà trở thành dòng chảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa” bằng sức sống văn hóa, bằng tâm nguyện của hàng triệu triệu đồng bào Việt Nam.

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại khu di tích Côn Sơn; quan tâm đầu tư, bảo tồn, tu bổ, phục dựng nhiều công trình tiêu biểu, để Côn Sơn trở thành “chốn tùng lâm đẹp đẽ…” như lời Bác Hồ đã dặn.

Tỉnh Hải Dương cũng đang tích cực phối hợp cùng với tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc để cùng các địa phương hoàn thiện hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới.

Quỳnh Nga - Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Kinh tế - xã hội phục hồi rõ nét, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng địa bàn không có tệ nạn ma túy

Lai Châu công bố các quyết định về công tác cán bộ

Hơn 200 gian hàng hội tụ tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024

Quảng Ninh phát triển kinh tế biển xanh bền vững gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Hơn 242 tỷ đồng ủng hộ, chung tay cùng tỉnh Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Lai Châu: Tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc

Bình Dương: khởi công dự án chung cư dành cho người thu nhập trung bình

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng