Chủ nhật 22/12/2024 18:17

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống bão số 3

Trước diễn biến của bão số 3, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành TT&TT Hải Dương yêu cầu DN bưu chính, viễn thông thực hiện tập trung một số nhiệm vụ.

Bản đồ dự báo quỹ đạo và cường độ bão phát lúc 14h00 ngày 7/9/2024 - Ảnh: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, đến 13 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/h. Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, cường độ tiếp tục giảm dần.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hải Dương nhận định, khu vực tỉnh Hải Dương có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9. Từ ngày 7/9 đến ngày 9/9, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến từ 200 đến 350mm. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3. Đây là cơn bão được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi do thiên tai lớn, diễn biến phức tạp cần chú ý theo dõi các bản tin tiếp theo.

Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời những tình huống do bão, mưa lớn gây ra, đồng thời triển khai công tác khắc phục hậu quả, Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành thông tin và truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương) yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.

Cụ thể, triển khai và thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và trực ứng cứu thông tin 24/24; theo dõi sát tình hình diễn biến của bão trên địa bàn tỉnh; báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của mạng lưới và thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống bão, mưa, lũ và công tác tìm kiếm cứu nạn về Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành thông tin và truyền thông để kịp thời báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ sau bão để chủ động phòng, chống theo kế hoạch để chủ động phòng tránh, triển khai phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của đơn vị mình trên địa bàn tỉnh; tổ chức việc thường trực, trực ban 24/24 giờ theo dõi chặt chẽ diến biến của mưa lớn để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định.

Các doanh nghiệp bưu chính rà soát hệ thống đường thư bưu chính, lên phương án đảm bảo an toàn thông tin bưu chính phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với bão, mưa lũ.

Các doanh nghiệp viễn thông kiểm tra, rà soát, gia cố nhà trạm, cột anten, hệ thống truyền dẫn và mạng ngoại vi; có phương án bổ xung kịp thời các thiết bị dự phòng đảm bảo khi có mưa lớn, gió giật không làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo bão, mưa lũ tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng và sẵn sàng roaming giữa các mạng di động khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Triển khai các phương án đồng bộ tăng cường công tác đảm bảo thông tin liên lạc (bằng các phương thức cố định, di động, vô tuyến sóng ngắn và vệ tinh). Có phương án tăng cường, bổ sung các trạm BTS di động và xe thông tin cơ động để sẵn sáng ứng cứu thông tin trong trường hợp thông tin bị gián đoạn.

Ngoài ra, Phòng Bưu chính - Viễn thông - Công nghệ thông tin là đơn vị Thường trực của Ban Chỉ huy đảm bảo thông tin liên lạc ngành thông tin và truyền thông có trách nhiệm tham mưu, tổ chức triển khai và đảm bảo quân số thường trực tại Sở; tiếp nhận và tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp và thực hiện chế độ báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh theo quy định.

Theo thông tin mới nhất từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương chiều 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 10, giật cấp 13; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Bãi Cháy (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 14, giật cấp 17, Phù Liễn (Hải Phòng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cát Hải (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10,…

Tại Hải Dương do ảnh hưởng cơn bão số 3, toàn tỉnh đã có mưa với lượng phổ biến 15-30mm, gió bão cấp 8-9, giật cấp 10-11.

Hồi 13 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (134-149km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Theo dự báo, từ chiều ngày 7/9: Khu vực tỉnh Hải Dương có gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12 ( thời điểm gió mạnh nhất từ chiều đến chiều tối ngày 7/9). Gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: Cấp 3.

Cũng từ chiều nay (7/9) đến sáng 9/9 khu vực tỉnh Hải Dương có mưa to đến rất to, lượng mưa các nơi phổ biến như sau: Khu vực Đông Bắc Tỉnh: (gồm Thành phố Chí Linh, các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà): Lượng mưa phổ biến 200-300mm, có nơi trên 300mm; Khu vực Tây Nam Tỉnh: (gồm các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang và thành phố Hải Dương): Lượng mưa phổ biến 180-280 mm, có nơi cao hơn.

Ngày và đêm 9/9, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, khu vực tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Dự báo tác động mưa lớn có thể gây ra lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là các khu vực có địa hình dốc; gây ngập úng cây trồng, làm đất trở nên bão hòa nước, hoặc làm cây bị đổ gây thiệt hại cho mùa màng...

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng