Thứ hai 25/11/2024 15:53

Hà Tĩnh: Tăng cường kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng

Thời điểm này đến cuối năm, hàng giả, hàng kém chất lượng có nhiều cơ hội trà trộn vào hàng đạt chuẩn tung ra thị trường, nhất là khi mà kênh bán hàng từ các mạng xã hội bùng nổ, hàng được giao tới tận người tiêu dùng. Trước tình hình này, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hà Tĩnh đã và đang tăng cường kế hoạch giám sát, kiểm tra thị trường.

Đủ kiểu né tránh

Sau 1 năm thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cục QLTT Hà Tĩnh đã phát hiện, thu giữ 2.888 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và gần 300kg dược liệu Đông y nhập lậu, không có nhãn mác, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, trong thời gian qua, thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra rất sôi động với nhiều mẫu mã, chủng loại hàng hóa khác nhau. Thủ đoạn các cơ sở kinh doanh sử dụng để "qua mặt” cơ quan chức năng ngày càng tinh vi, phức tạp.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Cục QLTT HàTĩnh đã tiến hành nhiều đợt thanh- kiểm tra tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, các điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Tại một cuộc họp về chống hàng giả, hàng lậu mới đây, Cục QLTT Hà Tĩnh chỉ ra rằng, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường được các đối tượng nhập lậu qua các tuyến đường bộ, cửa khẩu, đường biển… Sau đó, được chứa ở tại các kho bãi, xé lẻ và đem giao cho bạn hàng. Trong số này, bán chạy nhất vẫn là phương thức bán hàng online qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... thủ đoạn các cơ sở kinh doanh sử dụng để "qua mặt” cơ quan chức năng ngày càng tinh vi, phức tạp.

Đặc biệt, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu... thường thực hiện tại các địa điểm không đăng ký nên gây khó khăn đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành. Chính vì vậy đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra của lực lượng chức năng. Ngược lại, đối với người tiêu dùng, khi mua trúng sản phẩm “dỏm” sẽ không thể khiếu nại, vì DN “ma” nên có thể “biến mất” bất cứ lúc nào.

Chị Mai Anh (TP. Hà Tĩnh) bức xúc phản ánh, chị mua đơn hàng gồm kem dưỡng da ban đêm và nước hoa của một thương hiệu nổi tiếng, nhưng khi nhận hàng không đúng thương hiệu đặt mua. Gọi đến trang web bán hàng thì bên đó cho biết họ không nhận được đơn hàng và giải thích rằng, nhiều khả năng sản phẩm bị đánh tráo(?). "Vào mạng xã hội rất dễ rơi vào “ma trận” của mỹ phẩm, chẳng biết cái nào thật, cái nào rởm", chị Mai Anh bức xúc.

Xử lý mạnh tay

Từ đầu năm 2019 đến nay, Cục QLTT Hà Tĩnh đã tiến hành nhiều đợt thanh kiểm tra tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, các điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn… Do hàng giả sử dụng vốn đầu tư thấp, nhưng lợi nhuận cao nên nhiều đối tượng tuy đã bị xử lý vi phạm hành chính nhiều lần nhưng vẫn thường xuyên tái phạm.

Các cơ quan chức năng trên địa bàn đã và đang tăng cường kế hoạch giám sát, kiểm tra thị trường dịp gần cuối năm

Ngày15/9 vừa qua, Cục QLTT Hà Tĩnh đã tổ chức tiêu hủy hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ đợt 1 năm 2019. Theo đó, đã tiến hành tiêu hủy 768 chai dầu gội; 1.632 hộp phấn rôm; 144 hộp sữa bột Cumart; 18 chai rượu Vodka; 217kg thuốc bắc các loại; 150 hộp nước hoa giả nhãn hiệu; 180 lít rượu không có tem nhãn... Cùng đó là nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu như: Thuốc, thực phẩm chức năng, nước uống giảm cân, viên uống trị nám… đây là những mặt hàng vi phạm không ghi nhãn hàng hóa, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hoá nhập lậu,... được Cục QLTT Hà Tĩnh tịch thu những tháng đầu năm nay.

Tiếp đó Cục QLTT Hà Tĩnh đã bám sát chỉ đạo, chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu được nhiều kết quả. Cụ thể, đơn vị đã tiến hành 28 cuộc thanh kiểm tra và lập biên bản xử phạt hành chính 158.100.000 đồng đối với các cơ sở vi phạm; trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy: 210.567.000 đồng gồm 2.880 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và gần 300kg dược liệu Đông y. Các lỗi vi phạm chủ yếu là kinh doanh mỹ phẩm và thực phẩm chức năng do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ; kinh doanh dược liệu bị mốc ẩm, hết hạn sử dụng; lợi dụng bán sản phẩm được giới thiệu là “hàng xách tay” nhưng là hàng giả, hàng lậu vi phạm pháp luật.

Theo các cơ quan chuyên trách, chỉ còn vài tháng nữa kết thúc năm 2019 và đây chính là khoảng thời gian có nhiều ngày lễ, tết nên mức tiêu thụ hàng tiêu dùng tăng mạnh. Kéo theo hàng dỏm, hàng vi phạm về sở hữu công nghiệp, hàng giả cũng diễn biến phức tạp hơn. Hiện tại QLTT, Hải quan, Công an kinh tế, Bộ đội biên phòng… đang cùng phối hợp trong công tác chống hàng giả hàng kém chất lượng. Thêm nữa, các cơ quan chuyên trách này cũng đẩy mạnh tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu... Nếu phát hiện sai phạm, các trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chuyên trách xử lý nghiêm.

Mộc Miên
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024