Thứ hai 18/11/2024 20:17

Hà Tĩnh bắt đầu chi trả bồi thường sự cố môi trường biển

Chiều 30/10, chính quyền xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chi trả tiền bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Đông đảo người dân của xóm Quang Trung đã đến nhận tiền đầy đủ.
Ngư dân phấn khởi khi nhận được tiền bồi thườn

Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh triển khai chi trả tiền bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

Trong đợt chi trả đầu tiên này, xã Thịnh Lộc đã chi trả 1 tỷ 496 triệu đồng cho 15 chủ tàu thuyền và 15 lao động của thôn Quang Trung, sau đó chi trả cho tất cả các thôn khác.

Anh Dương Văn Tấn, thôn Quang Trung, vui mừng cho biết: “Tôi làm nghề đánh cá cùng với chú. Hôm nay tôi nhận được số tiền bồi thường hơn 30 triệu đồng. Số tiền này sẽ được trang trải cho sinh hoạt gia đình và đầu tư ngư lưới cụ để tôi tiếp tục ra khơi đánh cá”.

Huyện Lộc Hà có gần 5.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và 744 lao động bị ảnh hưởng gián tiếp từ sự cố môi trường biển. Chính quyền huyện Lộc Hà đã thống kê đầy đủ và chính xác số tiền trên 207 tỷ đồng chi trả bồi thường cho người dân.

Bước đầu huyện Lộc Hà tiến hành chi trả cho xã Thịnh Lộc và xã Thạch Mỹ với số tiền trên 20 tỷ đồng và sẽ tiếp tục chi trả tiền đền bù cho nhân dân ở các xã còn lại trong thời gian sớm nhất.

Ông Phan Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết, huyện Lộc Hà là một trong những địa phương của tỉnh Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng từ sự cố môi trường biển.

Từ khi có chủ trương của chính phủ, các đơn vị chức năng đã triển khai thẩm định, kê khai để tiến hành chi trả tiền bồi thường cho người dân một cách công khai, minh bạch và công bằng nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Trong vài ngày tới, các đơn vị chức năng sẽ chi trả hết tiền bồi thường cho xã Thịnh Lộc và Thạch Mỹ và sẽ tiếp tục chi trả cho nhân dân các địa phương khác theo chỉ đạo của tỉnh.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chủ đề: Sự cố

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số