Thứ hai 18/11/2024 19:20

Hà Nội yêu cầu tháo dỡ công trình du thuyền khu vực hồ Tây trước 20/2

Yêu cầu các chủ nhà nổi, du thuyền hồ Tây phải tháo dỡ công trình là trước ngày 20/2 là hạn chót vừa được Uỷ ban Nhân dân phường Thụy Khuê (quận Ba Đình, Hà Nội) đưa ra tại cuộc họp với các đơn vị chủ quản ngày 16/2. 
Nhà nổi, du thuyền Hồ Tây đã ngừng hoạt động để chuẩn bị di dời về bến mới tại khu vực Đầm Bảy

Nếu quá thời hạn này mà các chủ công trình chưa tháo dỡ phường sẽ báo cáo quận để có biện pháp xử lý.

Tuy nhiên, đại diện các tàu, sàn nổi kinh doanh tại phố Nguyễn Đình Thi (Quận Tây Hồ, Hà Nội) đều bày tỏ được giữ lại tàu để di dời về địa điểm phù hợp tiếp tục hoạt động.

Trước đây các chủ tàu chờ di dời về bến mới Đầm Bẩy (Phường Nhật Tân) nhưng đến mùng 8 Tết, nhận được thông báo là việc di dời về bến mới không được thực hiện, các nhà nổi, du thuyền tự tháo dỡ công trình.

Các tàu thống nhất tuân thủ chấp hành chủ trương của thành phố nhưng mong muốn chính quyền xem xét việc đền bù thỏa đáng cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc xem xét đền bù con Tàu, đại diện các doanh nghiệp xin kiến nghị chính quyền xem xét các cầu tàu, cầu dẫn khung thép, nhà chờ Tàu, sàn cứng kết cấu khung thép được đi cùng với con Tàu để di chuyển sang vị trí tập kết mới.

Về kiến nghị này, lãnh đạo phường Thụy Khuê cho rằng, đây là xử lý vi phạm chứ không phải giải phóng mặt bằng nên sẽ không có chuyện bồi thường.

Tại cuộc kiểm tra mới đây của đoàn liên ngành thành phố cho thấy, giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của tất cả các công trình từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi đã hết hạn; đăng kiểm của một số phương tiện cũng đã hết hạn.

Trước đó, thành phố Hà Nội yêu cầu Uỷ ban Nhân dân quận Tây Hồ trong quý 1/2017, chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng khai thác thủy sản của các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý hồ Tây.

Ngày 7/2, Uỷ ban Nhân dân phường Thụy Khuê đã gửi văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh hoàn tất việc tự tháo dỡ trước 16h ngày 9/2.

Sau thời điểm này, uỷ ban nhân dân phường sẽ tổ chức lực lượng cưỡng chế, tuy nhiên đến nay yêu cầu nêu trên của thành phố Hà Nội chưa được thực hiện triệt để.

Quận Tây Hồ hiện có 13 đơn vị kinh doanh, hoạt động tại khu vực hồ Tây. Phương tiện thủy hoạt động trên hồ Tây gồm nhiều chủng loại, kích thước đa dạng với 8 tàu du lịch, một tàu thể thao; 13 xuồng máy (cano); 10 thuyền chèo tay; 115 vịt đạp nước; 3 bến đợi, 4 nhà nổi, 9 sàn nổi, phao nổi; 16 cầu dẫn, sàn cứng (không có thiết kế, đăng kiểm).

Theo TTXVN/Vietnam+

Tin cùng chuyên mục

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024