Thứ bảy 23/11/2024 01:44

Hà Nội: Xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các lực lượng chức năng xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép trên địa bàn TP. Hà Nội.

Hiện trường vụ cháy tòa nhà văn phòng tại số 109 Trường Chinh, Hà Nội. Ảnh TTXVN

Công văn nêu rõ, trong thời gian vừa qua, số lượng các vụ cháy, nổ trên địa bàn TP. Hà Nội không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và trật tự an toàn xã hội.

Đối với các công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố, UBND thành phố đã có Văn bản số 1902/UBND-ND ngày 17/6/2021 về việc đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục gửi Bộ Công anBộ Xây dựng; ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 18/6/2021 về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, hiện nay, qua công tác thống kê, báo cáo của Công an thành phố, việc triển khai thực hiện của các đơn vị và đặc biệt là các chủ đầu tư công trình vi phạm còn chậm trễ, chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Nguyên nhân do ý thức chấp hành quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa cao; công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy còn những hạn chế nhất định; vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự đô thị chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu “buông lỏng” trong quản lý; cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và hậu quả do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 của HĐND thành phố quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm đang tồn tại chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động; kịp thời nắm bắt và tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy trong quá trình thi công đối với các công trình xây dựng mới theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; kiến nghị, yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về phòng cháy chữa cháy trong quá trình triển khai thi công xây dựng.

Sở Xây dựng thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy khi có văn bản góp ý về giải pháp, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy; chỉ nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã trong việc xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn thành phố….

Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tổng hợp, rà soát các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động có sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng, tham mưu, báo cáo UBND thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý đối với từng công trình cụ thể….

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội đề xuất biện pháp quản lý an toàn điện (sau công tơ điện) tại các cơ sở sản xuất, nhà kho, nhà xưởng, nhà ở gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh. Phối hợp với với Công an thành phố tổ chức kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp, đặc biệt là các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động. Rà soát quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh như: Chợ, gas, xăng dầu, hóa chất,… theo lĩnh vực đơn vị quản lý, theo dõi…

Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thực hiện nghiêm túc việc phê duyệt, cấp phép xây dựng; rà soát các công trình trong các khu công nghiệp chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động; hướng dẫn, chỉ đạo các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đôn đốc, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp trong khu công nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy….

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Phòng cháy chữa cháy

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương