Thứ năm 26/12/2024 20:32

Hà Nội: Tháo gỡ tận gốc vướng mắc cho nhà đầu tư trong thực hiện dự án cụm công nghiệp

Thành phố sẽ chú trọng tháo gỡ tận gốc những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án cụm công nghiệp

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI ngày 7/12, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, HĐND thành phố đã thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các thành viên UBND thành phố.

Qua lấy phiếu tín nhiệm, có thể thấy HĐND thành phố và cử tri mong muốn và kỳ vọng ở các thành viên UBND thành phố nhiều hơn nữa.

“Thông qua nắm bắt, giải quyết kiến nghị cử tri, các cơ quan chức năng của thành phố đã có chuyển biến tích cực trong việc tháo gỡ những bức xúc trong thực tiễn, những vướng mắc và bất cập trong cơ chế quản lý, điều hành, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân Thủ đô.

Thành phố cũng chú trọng tháo gỡ tận gốc những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án cụm công nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm sinh kế cho người dân trong khu vực và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn” – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm sinh kế cho người dân

Cụ thể, thành phố cũng thực hiện phân cấp 5 công viên, vườn hoa gồm: Bách Thảo, Thủ Lệ, Hòa Bình, Lê Nin, Thống Nhất cho các quận quản lý, duy trì, chăm sóc, được thực hiện từ ngày 1/1/2024…

Tuy nhiên, ông Thanh cũng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, còn một số khó khăn, tồn tại mà cử tri và nhân dân đã có kiến nghị tại phiên chất vấn hôm nay.

Trong đó còn có những việc đã được nhận diện nhiều năm nhưng chưa được khắc phục triệt để, nguyên nhân khách quan, chủ quan cũng đã được các cấp, các ngành chỉ rõ.

Ông Thanh chỉ ra, thành phố sẽ có những cơ chế đặc thù để có những nguồn lực phát triển hạ tầng của Thủ đô và giao thông đối ngoại liên vùng với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay: “Một tuyến đường sắt chúng ta làm vừa rồi như Nhổn - ga Hà Nội cũng mấy chục năm, 15 năm chưa xong. Còn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng thế.

Đấy là cái mà chúng ta đã nhìn ra, chúng ta không thể làm từng cái một. Nếu làm từng cái một thì mỗi cái một nguồn vốn, một công nghệ thì 100 năm nữa Hà Nội mới xong được 12 tuyến đường sắt".

Chính vì thế, thành phố sẽ báo cáo Bộ Chính trị để có một đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị.

Cũng theo lãnh đạo thành phố, tới đây Hà Nội sẽ lập đề án và ủy ban đã thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn làm tổ trưởng để làm tổng thể 12 tuyến đường sắt.

Ngoài ra, thời gian tới, UBND thành phố sẽ tập trung tìm những biện pháp căn cơ hơn để từng bước xử lý những tồn tại, đồng thời tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính… để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra.

Thành phố tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP. Hà Nội, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất, không dám chịu trách nhiệm trong cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức.

Đồng thời chủ động thực hiện nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn chiều 7/12

Việc xây dựng hạ tầng luôn chới với

Cũng trong chiều nay, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (tổ Tây Hồ) có phần chất vấn Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) về nhiều dự án, công trình đầu tư giao thông dàn trải, chậm tiến độ, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Nhiều công trình đầu tư không dứt điểm, phải điều chỉnh gây đội vốn, kém hiệu quả.

"Vai trò tham mưu trong đầu tư các dự án bảo đảm hiệu quả và trách nhiệm của Sở với các dự án chậm thi công" - đại biểu Bình đặt câu hỏi.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Phi Thường cho biết, qua rà soát, các chỉ tiêu quy hoạch thực hiện dưới 50%, đặc biệt đầu tư các dự án đường sắt đô thị mới chỉ đạt 6,5%.

Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông hiện tăng 0,5%/năm, trong khi tốc độ phát triển phương tiện cá nhân tăng gấp 10 lần, từ 4-5%/năm. Do đó, việc xây dựng hạ tầng luôn chới với đuổi theo tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân, là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Về ý kiến của đại biểu liên quan đến các dự án giao thông dàn trải, chậm tiến độ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải nhất trí với ý kiến của Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư và cho rằng, trong giai đoạn trước đây, việc triển khai đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại một số tuyến đường có tình trạng dàn trải, thiếu đồng bộ và chậm triển khai.

Ví dụ đường vành đai 2,5 có chiều dài 19,4km được chia là 13 đoạn; đường quốc lộ 21B dài 41km được chia làm 13 đoạn; quốc lộ 1A phía Nam cũng chia làm 11 đoạn và trong đó cá biệt có những đoạn chỉ đầu tư một nửa mặt cạnh như ở trên địa bàn Thường Tín.

Nhiều dự án giao thông đầu tư không dứt điểm, đội vốn, gây kém hiệu quả

“Chính vì thế, trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, thành phố bố trí cho 224 dự án với tổng kinh phí 127.000 tỷ đồng, tức tăng 250% về số vốn nhưng số dự án chỉ tăng 5% so với giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện dứt điểm, giảm dàn trải ra nhiều dự án…” - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho hay.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Phi Thường cho biết thêm, về thứ tự ưu tiên, thành phố dành quan tâm hàng đầu cho các dự án cấp bách, trọng điểm, các đường vành đai hướng tâm, đường sắt đô thị, hoàn thiện dứt điểm các hầm chui, cầu vượt tại các nút quá tải và có tình trạng ùn tắc.

Tiếp đó là đầu tư các cầu qua sông Hồng, tuyến kết nối với các tỉnh nhằm giảm tải cho trung tâm Thủ đô và đầu tư các đoạn kết nối vành đai, kết nối các đường cao tốc, các dự án phục vụ cho 4 huyện lên quận…

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Văn Luyến (huyện Đan Phượng) cũng nêu lên hiện trạng dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn, ga Hà Nội sau nhiều lần điều chỉnh, quá trình triển khai thi công gặp nhiều khó khăn, hiện tiến độ triển khai chậm, cầm chừng, rào chắn lòng lề đường đang gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

"Với tiến độ và khó khăn nêu trên, Ban quản lý dự án có giải pháp gì đẩy nhanh tiến độ dự án để về đích đúng cam kết?” - đại biểu Nguyễn Văn Luyến đặt câu hỏi.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Cao Minh, Giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, sau nhiều nỗ lực, cố gắng cùng các chỉ đạo của UBND thành phố nhằm khắc phục những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, dự kiến trong quý II/2024 có thể giải quyết toàn bộ những khó khăn, vướng mắc còn lại, đặc biệt hoàn thành chứng nhận an toàn hệ thống để đưa vào khai thác thương mại.

Đối với đoạn ngầm, hiện nhà thầu cũng đang nỗ lực xây dựng các kế hoạch thực hiện “ba ca, bốn kíp” với tinh thần bảo đảm hoàn thành tiến độ dự án.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: hạ tầng giao thông

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ