Thứ bảy 23/11/2024 09:42

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí

Là địa phương có nguy cơ cao về ô nhiễm không khí, Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, đặc biệt nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm vi phạm.

Xử lý nghiêm vi phạm

Thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí của Hà Nội luôn nằm ở ngưỡng báo động đỏ. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã liên tục ra khuyến cáo, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, những nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp với lượng thải lớn chưa được kiểm soát… Trước tình hình đó, ngày 15/3/2021, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 742/UBND-ĐT về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải. Tinh thần của Hà Nội là thúc đẩy xây dựng mạng lưới quan trắc, xử lý nghiêm các hành vi; nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức báo động

Theo chỉ đạo, UBND TP. Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường vận hành, khai thác hiệu quả hệ thống quan trắc môi trường, đảm bảo cung cấp thông tin diễn biến chất lượng không khí liên tục tới các cơ quan báo chí truyền thông để phục vụ công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; thực hiện kiểm kê khí thải trên địa bàn thành phố làm cơ sở xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, lồng ghép kịch bản chi tiết ứng phó, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và truyền dữ liệu…

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, các Sở, ngành, UBND các quận, huyện của Hà Nội đã vào cuộc rất quyết liệt nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chủ trì tiến hành các cuộc kiểm tra liên ngành, xử lý hành vi vi phạm gây ô nhiễm không khí, như: Phối hợp với công an phát hiện, xử lý 439 vụ việc, 440 cá nhân, 12 tổ chức vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 1.717.750.000 đồng; phối hợp với Sở Giao thông kiểm tra 64 trường hợp, xử phạt thu nộp ngân sách 220.000.000 đồng… Ngoài ra, hết quý II/2021 Hà Nội đã loại bỏ được khoảng 53.550 bếp than tổ ong; từng bước siết chặt các hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường tiến hành kiểm kê nguồn thải để xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí và thải lượng khí phát sinh để xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện tượng chất lượng không khí. Đồng thời, quản lý vận hành ổn định, liên tục 35 trạm quan trắc không khí tự động và 1 xe quan trắc không khí lưu động thường xuyên cập nhật chỉ số chất lượng không khí AQI để người dân theo dõi; xây dựng kịch bản ứng phó, khuyến cáo tới người dân trong các ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu và nguy hại; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không phù hợp với quy hoạch ra khỏi nội thành…

Từng bước quản lý tình trạng đốt rơm, rạ gây ô nhiễm môi trường

Triển khai các nhiệm vụ trong giai đoạn hết sức khó khăn, nguồn lực thực thi còn hạn chế so với các yêu cầu đề ra, tuy nhiên, đánh giá về công tác kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn, ông Mai Trọng Thái - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - cho hay, đến nay, một số nhiệm vụ UBND thành phố đề ra đã được thực hiện nghiêm túc, sát sao và được một số kết quả tích cực. Đặc biệt, nhiều giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí được tăng cường áp dụng, bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực. Qua đó, góp phần cải thiện ô nhiễm không khí trên địa bàn.

Tháo gỡ khó khăn

Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên dù công tác kiểm soát ô nhiễm không khí có những chuyển biến tích cực, song lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vẫn thừa nhận, việc chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND thành phố còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Trong đó, kết quả thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND về đốt rơm rạ, phụ phẩm tính đến quý II/2021chưa đạt yêu cầu theo chỉ tiêu giao là 100%, mặc dù Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường đôn đốc các địa phương nhưng tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, đốt trộm phế thải vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Một trong những bất cập khác về kiểm soát ô nhiễm không khí được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ rõ đó là, cơ chế, chính sách trong việc xử lý chất thải sản xuất nông nghiệp còn thiếu, nhất là chính sách xử lý phụ phẩm cây trồng trên địa bàn. Ngoài ra, các điểm, khu xử lý chất thải tập trung của Hà Nội đang quá tải, không đáp ứng được lượng phát thải thực tế của thành phố, dẫn đến việc các đối tượng lợi dụng lúc nửa đêm tối, vắng người qua lại, nơi không có phương tiện theo dõi, giám sát đổ chất thải không đúng nơi quy định. Đặc biệt, hiện, 24 trạm quan trắc không khí tự động liên tục đang tạm dừng hoạt động do các thiết bị cảm biến bị mất tín hiệu, phần mềm cảm biến của các thiết bị không được cập nhập do thiếu kinh phí. Vì vậy, việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng thay thế các trang thiết bị của trạm quan trắc gặp nhiều khó khăn.

Thời gian tới, để tạo hiệu quả trong kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị, UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ chỉ đạo của UBND thành phố theo Công văn số 742/UBND-ĐT. Đồng thời, UBND thành phố sớm phê duyệt kinh phí quản lý, vận hành, bảo dưỡng các trạm quan trắc môi trường tự động, đặc biệt là các trạm quan trắc không khí tự động để có cơ sở quản lý, vận hành các trạm quan trắc được ổn định, liên tục nhằm chủ động cảnh báo, phòng, chống ô nhiễm không khí và phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, UBND TP. Hà Nội sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chất thải, chất thải rắn sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp, vận chuyển vật liệu xây dựng không đúng quy định gây ô nhiễm trên địa bàn.
Bảo Thoa

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719