Thứ tư 01/01/2025 15:07
Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội:

Hà Nội sẽ lập danh sách cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Luôn xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, không có vùng cấm, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội yêu cầu đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

Xử lý hơn 1.200 vụ gian lận thương mại, hàng lậu, hàng giả

Theo Báo cáo công tác chống buôn lậu, gian lận thư­ơng mại, hàng giả tháng 4, triển khai nhiệm vụ tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, trong tháng 4, nhìn chung tình hình giá cả thị trường trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, sức tiêu thụ ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ diễn ra bình thường, môi trường kinh doanh thông thoáng.

Lực lượng QLTT đã phát hiện cơ sở sản xuất nước giặt giả mạo nhãn hiệu Dnee, Comfor tại Sóc Sơn, Hà Nội

Tuy nhiên, Tuy nhiên, theo ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tập. Phương thức thủ đoạn để đối phó với các lực lượng chức năng thường là: Kinh doanh hàng hóa trên môi trường mạng; sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh; sản xuất hàng tiêu dùng giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam; chia nhỏ, vận chuyển hàng hóa cùng nhiều mặt hàng khác nên rất khó khăn cho các lực lượng chức năng trong hoạt động kiểm tra, bắt giữ và xử lý.

Các mặt hàng vi phạm thường là hàng cấm (ma túy, thuốc lá, xì gà, sản phẩm từ động vật hoang dã quý hiếm), hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép…), thực phẩm, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện điện thoại…

Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND Thành phố, BCĐ 389/TP đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý các hành vi buôn lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm an toàn thực phẩm; đặc biệt là xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, gom hàng, tăng giá bán bất hợp lý. Qua đó góp phần đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố đi vào ổn định, tuân thủ pháp luật; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất cũng như quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Thủ đô.

Bên cạnh việc gắn với nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đã quan tâm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; cam kết không buôn lậu, không kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm an toàn thực phẩm.

Trong tháng 4 năm 2021, các lực lượng chức năng trong BCĐ 389/TP đã thanh tra, kiểm tra 1.665 vụ; xử lý hành chính: 1.220 vụ. Khởi tố 05 vụ đối với 08 đối tượng. Trong đó: 246 vụ hàng cấm, hàng lậu; 50 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; 924 vụ gian lận thương mại. Tổng số thu nộp ngân sách nhà nước là 463 tỷ 188 triệu đồng.

Điển hình, trong những ngày đầu tháng 4, lực lượng QLTT liên tiếp triệt phá cơ sở sản xuất nước giặt, nước rửa chén bát có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Dnee của Thái Lan. Hay ngày 16/4, Đội QLTT số 17 - Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng 6, Cục Cảnh sát môi trường (C05) - Bộ Công an và Đội QLTT số 6 tiến hành kiểm tra kho hàng tại địa chỉ E1.2-20 đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đoàn kiểm tra phát hiện tại kho hàng chưa số lượng lớn sản phẩm tinh dầu dùng cho thuốc lá điện tử.

Lập danh sách cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Để công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt hiệu quả cao trong những tháng tiếp theo, Ban Chỉ đạo 389 TP. tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm các văn bản của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành và UBND Thành phố trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Bên cạnh đó, thực hiện công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trong dịp “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021. Đồng thời xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Ban Chỉ đạo 389/TP; ban hành Quyết định thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

“Luôn xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, không có vùng cấm. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ”- ông Chu Xuân Kiên nhấn mạnh, đồng thời sẽ thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các kho tàng, bến bãi chứa hàng lậu, hàng cấm, hàng giả….

Đặc biệt thường xuyên nắm tình hình để nhận diện các mặt hàng mới và thủ đoạn mới để kịp thời đấu tranh ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngoài ra, sẽ tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng trong Thành phố, ở Trung ương và các địa phương khác, nhất là các tỉnh biên giới trọng điểm như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Lào Cai… bảo đảm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động vận chuyển hàng nhập lậu từ biên giới, cửa khẩu về Hà Nội để tiêu thụ.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Đấu giá lô ốp điện thoại, giá chỉ 3.000 đồng/chiếc

Thừa Thiên Huế: Tiêu huỷ gần 2,5 tấn hàng hoá vi phạm

Hà Tĩnh: Tiến hành tiêu hủy 200kg nội tạng động vật

Phú Thọ: Tạm giữ trên 300 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Năm 2024, Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện 663 vụ vi phạm

Lạng Sơn: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm nhập lậu đang lưu thông tại huyện Cao Lộc

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Bắc Giang: Liên tiếp phát hiện vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm