Thứ năm 07/11/2024 22:24

Hà Nội: Nguồn cung rau xanh dồi dào, giá trứng gia cầm hạ nhiệt

Nguồn cung rau xanh trên địa bàn TP. Hà Nội dồi dào, giá cả phù hợp. Đáng chú ý những ngày gần đây, giá trứng đã giảm giá đáng kể so với thời điểm những ngày cuối tháng 7/2021 khi TP. Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách phòng chống dịch Covid-19.

Giá trứng gia cầm hạ nhiệt

Hiện, tại hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như Kim Liên, Hoàng Mai,… trứng gà ta giá giảm xuống chỉ còn 33.000 - 35.000 đồng/chục, gà công nghiệp 25.000 - 26.000/chục. Còn tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội trứng gia cầm cũng trong tình trạng tương tự, tại siêu thị Big C Thăng Long, trứng gà CP chỉ còn 26.200 đồng/chục, trứng gà Dabaco 27.600 đồng/chục.

Như vậy, so với thời điểm những ngày cuối tháng 7/2021 khi TP. Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, giá bán trứng gà ta lên đến 50.000 - 55.000 đồng/chục, trứng gà công nghiệp dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/chục, hiện tại, giá trứng gia cầm đã giảm đáng kể, về mức bình thường như thời điểm trước khi Hà Nội thực hiện giãn cách.

Hiện, tại hệ thống chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như Kim Liên, Hoàng Mai, Nguyễn Công Trứ… trứng gà ta giá giảm xuống chỉ còn 33.000 - 35.000 đồng/chục

Nguyên nhân khiến giá trứng giảm mạnh, theo các tiểu thương là do hơn 1 tháng qua TP. Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội nhưng đảm bảo nguồn cung thực phẩm nên người dân không còn tâm lý mua gom tích trữ. Mặt khác, dịch Covid-19 nên các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu, nhà hàng, khách sạn gần như không hoạt động, bếp ăn tại các trường học tạm đóng cửa kéo theo giá trứng giảm mạnh.

Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, từ đầu tháng 8 đến nay chi phí vận chuyển hầu như không tăng bởi Bộ Công Thương liên tục giảm giá xăng dầu, kéo theo giá thu mua trứng tại các trại chăn nuôi giảm tương ứng.

Đối với mặt hàng thịt lợn, tại một số chợ truyền thống cho thấy, giá thịt lợn khá ổn định và dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg tùy loại. Tương tự, nguồn cung rau xanh tại các chợ truyền thống tăng, hầu hết các mặt hàng đều đã giảm giá bán so với thời điểm Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn các xã hội. Hiện bắp cải 15.000 - 20.000 đồng/kg; rau cải, mùng tơi 5.000 - 10.000 đồng/mớ; cà chua khoảng 20.000 đồng/kg; rau muống 7.000- 10.000 đồng/mớ… Tại hệ thống siêu thị như Big C, Vinmart, Co.op Mart… luôn đầy ắp các mặt hàng rau củ, giá bán một số loại rau như bắp cải, cải thảo còn rẻ hơn chợ truyền thống. Cụ thể, tại siêu thị Big C Thăng Long, hiện bí xanh 14.300 đồng/kg, cải thảo 14.000 đồng/kg, cải bắp trắng 12.500 đồng/kg,…

Liên quan đến vấn đề cung cầu hàng hóa nói chung, theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố (TP) tình hình cung ứng hàng hóa ổn định, các quận, huyện chủ động đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Nguồn cung hàng hóa tại các hệ thống phân phối dồi dào, đáp ứng nhu cầu của người dân. Giá cả một số mặt hàng tại chợ tăng nhẹ so với thời điểm trước giãn cách, tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi giá cả ổn định. Các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đẩy mạnh bán hàng qua kênh thương mại điện tử, hotline… giao hàng tại nhà nhằm tạo thuận lợi cho công tác mua sắm của người dân.

Cũng theo Sở Công Thương Hà Nội, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số chợ, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn TP đã thực hiện phong tỏa hoặc tạm dừng hoạt động do có liên quan đến trường hợp F0. Tính đến ngày 31/8, Hà Nội có 30/449 chợ có kinh doanh thực phẩm tạm dừng hoạt động; 01/103 siêu thị đóng cửa để truy vết, khử khuẩn (siêu thị Đức Thành, quận Thanh Xuân); 6/1.800 cửa hàng tiện ích đóng cửa để thực hiện truy vết, khử khuẩn (Thanh Trì 1, Đống Đa 4, Hà Đông 1).

Các quận, huyện đã phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức triển khai các điểm bán hàng lưu động, xe cung ứng thực phẩm. Đến ngày 31/8, 11 quận đã tổ chức 61 địa điểm bán hàng lưu động. Sở Công Thương đồng hành cùng các đơn vị tổ chức Chương trình “Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội Trái tim hồng” để hỗ trợ người lao động, sinh viên khó khăn trên địa bàn TP. Đến nay, đã tổ chức được 14 điểm siêu thị mini 0 đồng, sẽ tiếp tục mở 03 điểm (tổng số 17 điểm trên toàn TP).

Công khai giá 7 nhóm hàng hóa thiết yếu trong thời gian giãn cách

Để bình ổn giá cả cũng như công khai thông tin về giá các mặt hàng thiết yếu, ngày 30/8, Sở Tài chính Hà Nội ban hành Công văn số 5479/STC-QLG kèm danh mục bảng giá để người dân có thể tham khảo và tìm hiểu giá cả các mặt hàng thiết yếu trước khi tham gia vào mua sắm tiêu dùng cho gia đình trong những ngày giãn cách xã hội.

Sáng ngày 19/7, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra công tác phòng dịch Covid-19 cũng như việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại các chợ và siêu thị

Cụ thể, các nhóm hàng thiết yếu được công khai giá bao gồm nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm rau củ, nhóm mỳ tôm, nhóm gia vị, nhóm đồ hộp, nhóm bánh… với tổng số 115 mặt hàng. Đồng thời, hướng dẫn người dân khai thác thông tin từ các trang thương mại điện tử của các hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn trên địa bàn thành phố như: Vinmart, Coopmart, Big C, AEON, Lotte, Metro... để người dân chủ động tham khảo cập nhật về giá bán các các mặt hàng thiết yếu, sử dụng các ứng dụng thông minh mua sắm online trong thời gian giãn cách xã hội.

Đối với nhóm lương thực, gạo Hải Hậu 115.600 đồng/túi 5kg, gạo Thái đỏ 120.900 đồng/túi 5kg, gạo nếp 27.500 đồng/túi 1kg, gạo Hương thơm Thái Dương 92.900 đồng/túi 5kg, gạo thơm ST25 Ruby Aan 195.000 đồng/túi 5kg, gạo ST 21 Ruby AAn 150.000 đồng/túi 5kg, gạo ST 24 Ruby AAn 175.000 đồng/túi 5kg, gạo Hương 9 rồng 129.200 đồng/túi 5kg…

Nhóm thực phẩm, thịt nạc thăn heo Meat Deli 67.960 đồng/hộp 400gr, thịt đùi heo Meat Deli 63.960 đồng/hộp 400gr, thịt heo xay loại 1 Meat Deli 45.650 đồng/hộp 400gr, Nạc heo xay 52.000 đồng/hộp 300gr, thịt gà công nghiệp làm sẵn 50.000 đồng/1kg, thịt bò thăn 250.000 đồng/hộp 1kg, trứng gà đỏ 4.200 đồng/quả. Nhóm rau củ dao động từ 8.650 - 11.500 đồng/500gr; nhóm mỳ tôm, miến, phở dao động từ 3.000 - 9.100 đồng/gói. Giá được tham khảo tại một số công ty, siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Hapro, Vinmart, Big C, AEON, Coopmart… trên địa bàn TP.

Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho người dân trên địa bàn Thủ đô trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo hàng hóa đã ban hành; chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm hỗ trợ tối đa cho các hệ thống phân phối trên địa bàn hoạt động bình thường.

Trong trường hợp có các điểm bán trên địa bàn bị đóng cửa đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã cho triển khai tổ chức bán hàng lưu động, mở thêm các điểm bán, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đảm bảo cung ứng hàng hóa đầy đủ cho người dân cho người dân trên địa bàn. Tiếp tục rà soát các khu nhà ở công nhân, nhà trọ có công nhân đang sinh sống và người dân khu vực lân cận, đề xuất các điểm bán hàng lưu động, phối hợp với Sở Công Thương, các doanh nghiệp triển khai bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu của người lao động.

Đối với các địa phương có các chợ phải đóng cửa do có liên quan đến trường hợp dương tính với Covid-19 đã qua 15 ngày, đề nghị UBND quận/huyện chỉ đạo phòng, ban liên quan hoàn thiện các điều kiện cần thiết theo Văn bản số 4728/BCT-TTTN ngày 5/8/2021 của Bộ Công Thương để mở cửa hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10: Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm

Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy phép phân phối rượu của hai doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/10: Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/10: Giá bạc lên mức cao nhất trong 12 năm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/10: Chỉ số MXV-Index phục hồi, chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 2 doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch ‘đỏ lửa’

Hà Nội: Thị trường hoa tươi đắt khách ngày 20/10