Hà Nội: Mục tiêu 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ

Hà Nội đặt mục tiêu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của thành phố.
Khai mạc Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2023 Quảng bá, mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội: Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực

Tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực có lợi thế cạnh tranh

Xác định phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực là một trong những hướng đi trọng tâm của Thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023.

Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023 cũng nhằm thực hiện các Quyết định của UBND Thành phố số 496/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, số 4303/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 349/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND Thành phố thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023.

Hà Nội: Mục tiêu 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ
Các gian hàng tham gia Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2023 diễn ra từ 19-21/10/2023 tại Hà Nội

Mục đích của Đề án là thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực đề ra trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023 sẽ tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị gia tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành sản xuất và kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.

Đến thời điểm hiện tại, công tác phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố đã đạt được một số chỉ tiêu tích cực: Thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố năm 2023, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu.

Mục tiêu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ

Tính đến nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 196 sản phẩm của 132 doanh nghiệp là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử; công nghệ thông tin; dệt may, da giày; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, dược phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ.

Hà Nội cũng đặt ra chỉ tiêu phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.

Thứ nhất là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực

Thành phố sẽ thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực. Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành bằng hình thức thông báo điện tử danh sách các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó chú trọng lĩnh vực thuế, hải quan.

Hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, các quỹ của Trung ương và Thành phố thông qua việc tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các ngân hàng thương mại, các quỹ, các tổ chức tài chính…

Thường xuyên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô.

Thứ hai là hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển khoa học công nghệ.

Cụ thể, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực kết nối với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước, các nhà khoa học nhằm giúp các doanh nghiệp trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tế trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Thứ ba là hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể như tổ chức hoạt động kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các cơ sở đào tạo uy tín trên địa bàn Thành phố để đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực về kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất, marketing, chuyển đổi số, hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm, các hiệp định thương mại tự do…

Thứ tư là xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực. Năm 2022, 33 sản phẩm của 25 doanh nghiệp đã được công nhận đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội và 10 sản phẩm có số điểm cao nhất được công nhận TOP 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Hà Nội: Mục tiêu 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ
Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2023 thu hút trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp lớn, tiềm năng, FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thứ năm là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển. Gần đây nhất, tại Hội chợ sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2023 diễn ra từ 19-21/10/2023. Đây là Hội chợ quy mô lớn về sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố Hà Nội, đã được tổ chức thành công từ năm 2022 và trở thành Hội chợ thường niên của ngành công nghiệp chủ lực.

Hội chợ thu hút trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp lớn, tiềm năng, FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trên cả nước và các doanh nghiệp nước ngoài… tham gia trưng bày, giới thiệu tại hội chợ với các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường có thế mạnh xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu thuộc các ngành, lĩnh vực: Điện, điện tử, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, công nghệ cao, công nghiệp chế biến…

Thông qua hội chợ, các doanh nghiệp có thêm cơ hội đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, ký kết giao thương phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu; tiếp cận, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, tiêu chuẩn, chất lượng và độ chính xác của sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh; kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng là những nhà sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp chủ lực

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Hà Giang: Đoàn công tác số 5 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Huyện ủy Bắc Mê

Hà Giang: Đoàn công tác số 5 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Huyện ủy Bắc Mê

Thừa Thiên Huế: Carlsberg Việt Nam là “Nhà tài trợ Bạch kim” cho Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Carlsberg Việt Nam là “Nhà tài trợ Bạch kim” cho Festival Huế 2024

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Hà Nội: Linh hoạt các giải pháp chi trả lương hưu qua tài khoản

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Nam Định: Hải Hậu khẩn trương hoàn chỉnh thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Lý giải nguyên nhân Long An vươn lên vị trí Á quân PCI 2023

Xem thêm