Thứ tư 25/12/2024 20:44

Hà Nội: Khai trương tuyến phố đi bộ thứ 4 vào ngày 30/4

Theo kế hoạch ngày 30/4 tới, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) sẽ tổ chức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây – xứ Đoài và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đây sẽ là tuyến phố đi bộ thứ 4 của thành phố Hà Nội.

Chiều 27/4, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng. Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng về điều kiện tự nhiên, di sản văn hóa Sơn Tây - xứ Đoài cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch địa phương, thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào 19h30 ngày 30/4.

Ông Nguyễn Huy Khánh - Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây thông tin tại Hội nghị

Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp với các điểm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi trên địa bàn và các vùng lân cận. Những quần thể văn hóa tiêu biểu, như: Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía, Làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu Sơn Tây..., cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng của đông đảo du khách.

Đặc biệt, hoạt động của tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (khai trương từ ngày 30/4), sẽ trở thành một trong bốn tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội.

Tuyến phố đi bộ đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, kết hợp với các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm nhằm tạo ra một không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện, đại đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào mỗi dịp cuối tuần. Hoạt động của tuyến phố sẽ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của thị xã.

Phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ Sơn Tây gồm: Phố Phó Đức Chính - Phan Chu Trinh - Nguyễn Thái Học với điểm đầu là cổng cũ UBND thị xã và điểm cuối là ngã ba Quang Trung - Nguyễn Thái Học (cầu cửa Tiền), với tổng chiều dài khoảng 820m, tổng diện tích khoảng 34.550m2. Sau khi khai trương, tuyến phố sẽ đi vào hoạt động với thời gian từ 19h thứ bảy đến 12h chủ nhật hằng tuần.

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Huy Khánh – Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây – cho biết, Sơn Tây cũng đã chủ động học tập mô hình phố đi bộ tại Lạng Sơn, hồ Hoàn Kiếm… “Thị xã Sơn Tây cũng trăn trở làm sao để khách du lịch đến được với địa phương. Sau khi đại dịch qua đi, các điểm du lịch, resort sinh thái xung quanh Sơn Tây kín phòng vào các ngày nghỉ cuối tuần. Chúng tôi đã gặp mặt các chủ kinh doanh dịch vụ này, họ cũng rất mong muốn có một chỗ buổi tối để khách của họ đi ra thăm quan, có chỗ vui chơi tốt hơn”, ông Nguyễn Huy Khánh chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Huy Khánh, thời gian tới, thị xã Sơn Tây sẽ làm việc với Tổng công ty Vận tải Hà Nội để mở rộng các tuyến bus đến các điểm du lịch, khuyến khích các đơn vị nghỉ dưỡng có xe điện đưa đón khách du lịch tới phố đi bộ.

Về tuyến phố đi bộ, các hoạt động chính diễn ra gồm: hoạt động thể thao đường phố; nghệ thuật đường phố; ẩm thực đường phố và giới thiệu sản phẩm Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" , chợ sinh vật cảnh; sản phẩm đặc trưng của Sơn Tây - xứ Đoài và các địa phương,…Thị xã sẽ có hoạt động cụ thể của Tuyến phố theo từng tháng.

Bổ sung và làm rõ hơn các thông tin liên quan đến Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, ông Lê Đại Thăng - Phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây – cho biết, hàng tuần sẽ diễn ra vào tối Thứ 7 và đến trưa Chủ nhật. Về phân khu chức năng hoạt động, tại khu vực bán hàng lưu niệm, giải khát sẽ được bố trí dọc vỉa hè các tuyến phố. Khu vực tổ chức các sự kiện văn hóa vui chơi, nghệ thuật đường phố được tổ chức ở Trung tâm Văn hóa Thể thao, Quảng trường Sân vận động thị xã. Một phần Quảng trường sân vận động thị xã sẽ làm khu vực ẩm thực….

Tại Tuyến phố đi bộ Sơn Tây sẽ có nhiều hoạt động diễn ra như: Biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, câu cá, múa rối nước, đi cà kheo, các trò chơi dân gian; biểu diễn nghệ thuật đương đại, ca nhạc đường phố, dân vũ, vũ quốc tế, vẽ chân dung, ký họa, thư pháp, các giải đấu vật, cờ vua, cờ tướng. Ngoài ra, tại đây còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện như: Triển lãm tranh, ảnh, sinh vật cảnh, giới thiệu sách, báo, tạp chí và các hoạt động dành cho thiếu nhi; các hoạt động giao lưu văn hóa xứ Đoài và các vùng miền… “Vừa làm vừa tiếp thu, vừa điều chỉnh, chúng tôi hướng tới xây dựng một Sơn Tây thân thiện và mến khách”, ông Lê Đại Thăng cho biết thêm.

Đánh giá đây là sự quan trọng của thị xã Sơn Tây. Về Sơn Tây về với văn hóa xứ Đoài. Ông Phạm Thanh Học - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng gợi mở một số vấn đề với thị xã Sơn Tây như: Năm du lịch Sơn Tây – xứ Đoài, vậy cả năm thị xã có những hoạt động gì? Bên cạnh đó, việc mở tuyến phố đi bộ, vấn đề quan trọng là thông tin. Thị xã đã làm gì đề tuyên truyền để người dân, đặc biệt là người dân các địa phương lân cận đến với Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây? Hay cách nào để có thể thị xã giữ được chân du khách.

Việc mở ra tuyến phố đi bộ, bên cạnh sự vui mừng thì kèm theo đó là sự lo lắng. Liệu chúng ta mở ra có khách đến hay không, có được kết quả như kỳ vọng hay không.

Ông Phạm Thanh Học cho hay, trong phát triển công nghiệp văn hóa, chỉnh trang và phát triển đô thị, Hà Nội sẽ cho phát triển một số tuyến phố đi bộ. Rõ ràng, là có những lo lắng. Nhưng không phải lo lắng mà không chúng ta không làm. Đây là cách nghĩ, tư duy và hành động mới. Không chủ quan, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đòi hỏi sự quyết tâm của các quận, huyện, thị xã.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Phương án tinh gọn bộ máy Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Giảm tối thiểu 15-20% đầu mối

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới