Hà Nội: Kết tinh và lan tỏa giá trị văn hóa tiêu biểu

Bên cạnh vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, sự đặc biệt của Hà Nội đến từ văn hóa, bề dày lịch sử hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị tiêu biểu của dân tộc. PSG.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - nhấn mạnh tại cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Văn hóa không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ông có thể cho biết đánh giá về nguồn lực văn hóa đối với sự phát triển của Thủ đô, nhất là sau năm 1954, khi hòa bình lập lại?

Hà Nội: Kết tinh và lan tỏa giá trị văn hóa tiêu biểu
PSG.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội

Hơn 1.000 năm là kinh đô, Hà Nội tập trung tinh hoa của đất nước. Cũng nhờ sự kết hợp của văn hóa bản địa, vùng miền đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng, mang đậm chất kinh kỳ cho Hà Nội. Ngay cả khi mở rộng địa giới hành chính, văn hóa Thăng Long kết hợp với văn hóa xứ Đoài tiếp tục tạo nên sự đa dạng, nhưng vẫn có nét riêng. Với 5.922 di tích, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 1.206 lễ hội diễn ra trong năm, khoảng 300 làng nghề thủ công truyền thống…, Hà Nội là địa phương có nhiều di sản văn hóa nhất cả nước. Chính thương hiệu thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo với hệ thống các di sản văn hóa được UNESCO công nhận đã làm cho Hà Nội trở nên vô cùng đặc biệt.

Hà Nội: Kết tinh và lan tỏa giá trị văn hóa tiêu biểu

Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, tạo nguồn lực phát triển

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nguồn lực văn hóa của Hà Nội luôn được gìn giữ, phát huy, thể hiện rõ nét nhất qua sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo. Đến nay, lĩnh vực này đã tạo ra những giá trị gia tăng cho các sản phẩm kinh tế, giúp văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội. Số liệu năm 2018 cho thấy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP), trong đó, giá trị gia tăng của ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí của Hà Nội đạt khoảng 196,5 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,49% GRDP).

Di sản văn hóa được coi là một phần hồn cốt của Hà Nội, tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa, hội nhập đang gia tăng sức ép rất lớn đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản của Thủ đô. Theo ông, nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Chúng ta đều nhận thấy rằng, sau hòa bình lập lại năm 1954 và khi đất nước thống nhất, hội nhập và phát triển, Hà Nội có thêm kinh nghiệm, hiểu biết, nguồn lực cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Nhiều di tích được tu bổ, tôn tạo từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, giúp cho các di tích này được giữ gìn, bảo quản; nhiều di sản văn hóa phi vật thể được phục hồi, thậm chí được tôn vinh với các danh hiệu quốc gia, quốc tế; các nghệ nhân - báu vật nhân văn sống cũng được quan tâm, tạo điều kiện thực hành di sản nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn trong trong quá trình phát triển kinh tế.

Hà Nội: Kết tinh và lan tỏa giá trị văn hóa tiêu biểu

Hà Nội sở hữu kho tàng văn hóa lễ hội truyền thống đặc sắc

Tuy vậy, đúng là đang có những thách thức lớn đặt ra với các di sản của Hà Nội đến từ các thay đổi của hội nhập, đô thị hóa. Như, việc thu hẹp không gian di tích khiến việc thực hành di sản thiếu môi trường diễn xướng, nhu cầu sửa chữa, nâng cấp khiến cho nhiều di tích bị mất đi giá trị nguyên gốc. Đây là điều đáng lo ngại, bởi nếu để kho tàng di sản mất đi thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được và điều quan trọng là Hà Nội sẽ mất đi một phần của lịch sử, nguồn sử liệu quý giá, cũng như mất đi những ký ức, hoài niệm nghìn năm văn hiến vốn là mạch nguồn nuôi dưỡng cho khát vọng vươn lên.

Thanh lịch vốn là niềm tự hào của Hà Nội, nhưng giá trị này dường như đang dần phôi pha, thưa ông?

Nét văn hóa Hà Nội thể hiện qua rất nhiều điều, trong đó, con người được coi là chủ thể của văn hóa, yếu tố cốt lõi để tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Người Hà Nội thanh lịch hào hoa, đã tạo nên lối sống riêng có cho Thủ đô trong bất cứ hoàn cảnh, giai đoạn phát triển nào. Song cũng phải thừa nhận, khi Thủ đô mở cửa hội nhập, bước vào kinh tế thị trường, giao thoa văn hóa khiến cho nếp sống, lối sống của người Hà Nội dần thay đổi, khác xưa, những hiện tượng không lành mạnh, kém văn hóa xuất hiện nên các giá trị nhân văn có lẽ thế mà phôi pha.

Trước nguy cơ đó, việc Hà Nội thúc đẩy xây dựng chiến lược phát triển người Hà Nội văn minh, thanh lịch theo tôi là chủ trương rất đúng đắn. Bởi hơn bao giờ hết, xây dựng và phát triển văn hóa, con người xứng tầm, tiêu biểu, đi đầu cả nước là hết sức cần thiết đối với Hà Nội “trái tim của cả nước”, mặt khác, nhằm tạo môi trường lành mạnh, tiền đề cho con người phát triển toàn diện, tạo một bước chuyển căn bản về nếp sống phù hợp với sự thanh lịch của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Trước áp lực tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực từ khủng hoảng xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra hiện nay, theo ông, Hà Nội cần làm gì để phát huy và đưa văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng, quyết định sự phát triển của thành phố thời gian tới?

Tôi cho rằng, giai đoạn khó khăn hiện nay có thể giúp chúng ta thay đổi tư duy trong phát triển văn hóa của Thủ đô. Thay vì đi tìm những giải pháp mang tính đối phó, cần hình thành một tư duy mới trong quản lý và phát triển văn hóa. Đây chính là cách chúng ta không chỉ khắc phục những khó khăn của hiện tại và còn định hướng cho sự phát triển trong tương lai. Chuyển đổi số là một trong những giải pháp như vậy, các thiết chế văn hóa cần phải suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này. Hà Nội cũng cần chú ý nhiều hơn đến quyền văn hóa của người dân trong quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Qua đó, nhằm tạo ra một động lực lớn cho sự phát triển văn hóa, tạo ra sức sống bền vững cho các di sản.

Bên cạnh đó, chính quyền Thủ đô cần tạo hành lang pháp lý và các quy định, hay nói cách khác là luật chơi và “sân chơi” cho doanh nghiệp, cộng đồng để tạo ra một lĩnh vực năng động, phù hợp với xu thế chung; vừa củng cố, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho Thủ đô và đất nước. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển văn hóa, tiêu chí xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng cơ chế pháp lý để ngăn chặn sự xuống cấp về văn hóa, suy giảm đạo đức…

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Thời gian vừa qua, một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận và cứu chữa nhiều trường hợp bị tai nạn lao động.
Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.
Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi khảo sát, đôn đốc tiến độ thi công các công trình trọng điểm.
Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 11.534,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động