Thứ ba 05/11/2024 21:27

Hà Nội: Đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, trong tháng 8, các lực lượng chức năng Hà Nội đã tích cực kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại, nhất là hành vi lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, không niêm yết giá và bán hàng không đúng giá niêm yết.

Xử lý hơn 2.100 vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Tháng 8, do tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường nên thành phố Hà Nội thực hiện 2 đợt giãn cách xã hội trên địa bàn toàn Thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Lực lượng chức năng thu giữ trên 17.000 khẩu trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M (Mỹ)

Các cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu đóng cửa để phòng chống dịch trong khi các cửa hàng kinh doanh dịch vụ thiết yếu như thuốc tây, tạp hóa, thực phẩm… vẫn hoạt động bình thường để phục vụ nhu cầu của người dân. Tình hình thị trường hàng hóa ổn định; các cơ sở kinh doanh cung ứng cam kết đảm bảo nguồn cung, không tăng giá và bán đúng giá niêm yết.

Ông Chu Văn Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389/TP – cho biết, xác định công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm, Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện một số vụ việc vi phạm về các mặt hàng có liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 như khẩu trang, kit test nhanh, van máy thở...

Điển hình, Đội QLTT số 14 phối hợp với Đội 7, PC03 (công an Hà Nội) tạm giữ 2.050 chiếc kit xét nghiệm nhanh Covid-19 tại địa chỉ số 69, ngách 12, ngõ 470 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (Hà Nội), và 1.000 chiếc kit xét nghiệm nhanh Covid-19 tại số 304 tòa HH3B KĐT Linh Đàm, Hoàng Mai (Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, các chủ cơ sở này không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng hóa trên. Hay Đội QLTT số 10 phối hợp với Phòng PC03 (công an Hà Nội) kiểm tra điểm tập kết hàng hoá (địa chỉ, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) phát hiện, tạm giữ 4.200 que test thử Covid-19 tại nhà, do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Trị giá lô hàng khoảng 1 tỷ đồng.

Ngày 6/8, Đội QLTT số 22 phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế (công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra cơ sở kinh doanh (địa chỉ, C34 khu đô thị Embassy Garden, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), thuộc Công ty cổ phần Thiết bị nguyên phụ liệu khẩu trang Việt Nam. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công ty đang kinh doanh 17.100 chiếc khẩu trang 3M 1869 các loại. Toàn bộ số hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa; hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu 3M đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Cùng ngày, Đội này cũng phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế (công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra đột xuất điểm tập kết lô hàng hóa (địa chỉ, vỉa hè đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Chủ hàng hóa là ông Đoàn Xuân Thủy đang bốc xếp hàng hóa trên vỉa hè, số hàng hóa gồm 1.100 kit test xét nghiệm nhanh Covid-19, trên bao bì ghi chữ Novel Coronavirus Antigen Rapid Test Device Realy Tech. Qua kiểm tra, ông Đoàn Xuân Thủy không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa…

Với sự chỉ đạo quyết liệt, trong tháng, Cục QLTT thành phố Hà Nội đã kiểm tra 166 vụ, xử lý: 245 vụ (trong đó xử lý 79 vụ tồn). Phạt hành chính: 3 tỷ 206 triệu đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm: 8 tỷ 910 triệu đồng.

Cùng với đó, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các sở, ngành, các lực lượng chức năng cũng đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ quy định của pháp luật. Tính trong tháng 8, các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 2.184 vụ; xử lý hành chính 2.065 vụ, khởi tố 4 đối tượng. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 136 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 69 vụ; gian lận thương mại 1.860 vụ. Tổng số thu nộp ngân sách Nhà nước là 284 tỷ 439 triệu đồng.

Tập trung kiểm tra mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm

Những tháng cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, đặc biệt vào dịp Tết Trung thu, khai giảng năm học mới, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022 là khoảng thời gian các đối tượng đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, tập kết hàng hóa, nguyên liệu phục vụ gia công sản xuất để đưa hàng hóa tiêu thụ trên thị trường.

Do vậy, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội xác định, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, không có vùng cấm. Trong đó, tăng cường công tác chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vào các tháng cuối năm 2021 nhất là tại các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đặc biệt, tập trung kiểm soát hoạt động vận chuyển trái phép các mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19, lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, kinh doanh hàng giả và các mặt hàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm... “Chú trọng công tác quản lý tốt địa bàn; kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hóa, không niêm yết giá và bán không đúng giá niêm yết”- ông Chu Xuân Kiên nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, các lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm tra các mặt hàng đồ chơi trẻ em, xuất bản phẩm; kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự tác hại của việc buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm để người dân biết, chủ động phòng tránh. Hướng dẫn và phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ