Thứ ba 19/11/2024 10:29

Hà Nội chuẩn bị điều tra, rà soát các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố

Hà Nội điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố từ ngày 28/10 đến 15/11.

Thực hiện Kế hoạch số 319/KH-UBND ngày 26/12/2023 của UBND TP. Hà Nội về "Công tác An toàn thực phẩm TP. Hà Nội" năm 2024; kế hoạch số 932/KH-SYT ngày 6/3/2024 của Sở Y tế về "Triển khai thực hiện hoạt động An toàn thực phẩm" năm 2024, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội - Thành viên Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 52/KH-CCATVSTP điều tra, rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.

Ngày 16/10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tổ chức hội nghị tập huấn điều tra, rà soát thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra khu vực bếp tại một nhà hàng. Ảnh: Thu Trang

Buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cán bộ phụ trách công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các quận, huyện, thị xã, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, từ đó đáp ứng tốt hơn công tác quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Bà Lê Thị Hằng - Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội - cho biết, đơn vị đã xây dựng kế hoạch điều tra, mẫu phiếu điều tra, hướng dẫn phương pháp điều tra, phân loại cơ sở kinh doanh thực phẩm theo các lĩnh vực do 3 ngành (gồm: Y tế; Nông nghiệp; Công Thương) quản lý.

Đồng thời hướng dẫn các đơn vị xây dựng bảng đánh giá việc tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố; làm cơ sở để xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm cho các năm tiếp theo. Trong đó, tập trung vào điều tra, rà soát 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố trên địa bàn toàn thành phố theo phân cấp quản lý.

Sau khi tập huấn, các quận, huyện, thị xã sẽ tổ chức điều tra, rà soát thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn.

Theo kế hoạch, công tác điều tra, rà soát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại các xã, phường, thị trấn sẽ diễn ra từ ngày 28/10 đến 15/11.

Sau đó, tuyến xã, phường, thị trấn tổng hợp báo cáo kết quả điều tra, rà soát về Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã trước ngày 20/11/2024. Tuyến quận, huyện, thị xã tổng hợp và báo cáo kết quả điều tra trước ngày 25/11/2024 gửi về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay, cơ quan chức năng của thành phố đã kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm 5.820/5.820 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố gồm các cơ sở tại lễ hội, hội chợ, triển lãm, khu du lịch, điểm công cộng và hàng rong, trong đó 83,7% cơ sở đạt tiêu chí theo quy định, trên 16% cơ sở vi phạm.

Cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát 35.146 lượt cơ sở dịch vụ ăn uống, trong đó 84,5% số cơ sở đạt tiêu chí theo quy định. Sở Y tế Hà Nội cung cấp số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh vi phạm an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội: 0823.88.9095, 0922.55.9095.

Đáng chú ý, theo Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội, hiện nay tình hình vận chuyển, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn xảy ra. Hàng hóa vi phạm thường là thực phẩm (bỏng gạo, bim bim, xúc xích, cánh gà...), thực phẩm đông lạnh, nội tạng động vật (kê gà, dạ dày lợn, óc lợn, nầm lợn, mỡ bò...).

Các đối tượng còn thay đổi nhãn, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa. Lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nghiêm một số trường hợp vi phạm.

Thuỳ Dương
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp