Chủ nhật 24/11/2024 12:16

Hà Giang: Đưa điện lưới về thôn, bản nơi biên giới

Đưa điện lưới về vùng cao, biên giới góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết XVII Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang, tỉnh đang tập trung nguồn lực, xóa thôn, bản “trắng” về điện, nhất là những thôn biên giới nhằm đạt tiêu chí nông thôn mới.

Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao Hà Giang đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Hà Giang đã được thấy ánh sáng điện, người dân có cơ hội sử dụng các thiết bị điện, tiếp cận khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo.

Điện lưới quốc gia đang về vùng biên giới Sì Lò Phìn, xã Tùng Vài (Quản Bạ). Ảnh Báo Hà Giang

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn 112 thôn, 7.519 hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

Sì Lò Phìn là một trong hai thôn biên giới của xã Tùng Vài (Quản Bạ) chưa có điện lưới quốc gia. Dù hệ thống đường bê tông nông thôn đã được mở đến trung tâm thôn, đèn năng lượng mặt trời mới triển khai lắp đặt tại khu vực điểm trường mầm non Sì Lò Phìn, nhưng ánh đèn dầu vẫn hiện hữu trong cuộc sống của bao thế hệ người dân nơi đây. Không có điện, người dân khó tiếp cận tri thức mới nên việc đầu tư phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, trẻ em học bài cũng thêm phần vất vả.

Mặc dù Sì Lò Phìn là thôn biên giới xa trung tâm nhất, khó khăn nhất của địa phương, nhưng mấy năm gần đây đời sống bà con cũng được nâng lên nhờ có nguồn tiền từ lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh gửi về.

Qua tuyên truyền, vận động, nhiều thanh niên đến tuổi lao động, các cặp vợ chồng trẻ trong thôn đã mạnh dạn đăng ký và được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp ở Bắc Giang, Quảng Ninh... với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, do chưa có điện nên công tác tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương rất khó khăn.

Với 126 hộ dân trong thôn đều làm nông nghiệp, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, chưa thể trở thành hàng hóa. Vì vậy, cấp uỷ, chính quyền địa phương và bà con trong thôn rất mong có điện lưới quốc gia, khi đó hệ thống nghe, nhìn phát triển, việc tuyên truyền, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống dễ hơn, bà con dần có ý thức, tư duy sản xuất, cùng với nguồn tiền do người đi lao động ngoại tỉnh mang về có thể đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, hướng tới tạo việc làm, thu nhập ổn định ngay tại quê hương.

Những ước mơ của người dân Sì Lò Phìn đang dần thành hiện thực khi đầu năm nay, Nhà nước đầu tư gần 5 tỷ đồng triển khai dự án lắp đặt tuyến đường dây trung thế 35kV dài trên 1,6 km; trạm biến áp 100kVA-35/0,4kV cấp điện cho 100% hộ dân trong thôn.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua tỉnh Hà Giang đã rất nỗ lực dành nguồn lực để phát triển mạng lưới điện quốc gia. Cùng với nguồn nội lực, sự hỗ trợ của Trung ương, đến nay hệ thống điện của tỉnh Hà Giang không ngừng được mở rộng, đang tiến tới hiện đại với 2 trạm biến áp 220kV, 5 trạm biến áp nâng áp tiếp nhận nguồn từ các nhà máy thủy điện phát lên lưới. Các tuyến đường dây 220kV và trạm biến áp 220kV vận hành an toàn, đảm bảo ổn định trong truyền tải điện và kết nối với các đường dây của khu vực, quốc gia. Có 5 trạm biến áp 110kV và một số trạm 110kV nâng áp từ các nhà máy thủy điện để phát lên lưới 110kV; 13 tuyến đường dây 110kV cấp điện cho các trạm phân phối 110kV từ các đường dây truyền tải điện từ nhà máy thủy điện trên địa bàn và xuất tuyến sau trạm biến áp 220kV... các tuyến đường dây, trạm biến áp 110kV vận hành an toàn, đảm bảo độ ổn định cung cấp điện cho địa phương. Có 1.678 trạm biến áp trung áp với tổng dung lượng 338,616MVA; tổng chiều dài đường dây trung áp 2.952,5 km. Tổng chiều dài đường dây hạ áp trên địa bàn toàn tỉnh hơn 3.200 km đường dây trên không, trên 1 km cáp ngầm.

Thực hiện mục tiêu xóa thôn, bản “trắng” về điện, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh đến nay, toàn tỉnh có 157 công trình lưới điện đã hoàn thành cấp điện cho nhân dân và đang đầu tư xây dựng. Trong đó, 19 công trình đã đưa vào vận hành cấp điện, 54 công trình hoàn thành thi công 100% nhưng chưa nghiệm thu đóng điện và 84 công trình đang xây dựng.

Các công trình điện nông thôn trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng từ nhiều chương trình và nguồn vốn, như: Tiểu dự án cấp điện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chưa có điện lưới quốc gia, giai đoạn I; tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, giai đoạn 2018-2020 do EU tài trợ; cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia - sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi và các nguồn vốn khác; Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Việc đầu tư, đưa điện lưới quốc gia về các thôn, bản, vùng biên giới cần nguồn lực rất lớn, trong khi tỉnh Hà Giang còn nhiều khó khăn, ngân sách Trung ương bố trí hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu, tỉnh đã linh hoạt, chủ động lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, như vậy chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu xóa thôn, bản “trắng” về điện để người dân được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Với nhiều cách làm huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ của Nhà nước cùng tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, các bản vùng cao, biên giới của Hà Giang dần bừng sáng. Kéo điện về vùng cao không chỉ nâng cao đời sống người dân mà góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội, gìn giữ quốc phòng an ninh vùng biên giới.

Dù đã rất nỗ lực, nhưng đến nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn 112 thôn, bản (6 thôn biên giới), 7.519 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Trong đó, 48 thôn đang đầu tư và đã hoàn thành nhưng chưa đóng điện; 64 thôn chưa được đầu tư (quy mô dự kiến, đường dân 35kV dài 217 km, 76 trạm biến áp, tổng công suất 6.593 KVA; đường dây 0,4kV dài 235 km; dự kiến kinh phí khoảng 410,380 tỷ đồng).
Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử