Hà Giang: 8 tháng đầu năm đón gần 2 triệu lượt khách du lịch

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hà Giang triển khai đồng bộ các giải pháp tạo đà đưa du lịch tăng tốc.
Hà Giang: Phát triển các sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ Hà Giang: Gắn phát triển du lịch với phát triển các sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống Hà Giang: Phát triển bền vững mật ong bạc hà trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh Hà Giang có 90 điểm du lịch đang hoạt động, trong đó có 16 điểm đã được công nhận và 84 điểm chưa được công nhận theo 4 loại hình chính gồm: 29 điểm du lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh; 36 điểm du lịch cộng đồng, làng nghề; 17 điểm du lịch tâm linh; 8 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

Hà Giang: 8 tháng đầu năm đón gần 2 triệu lượt khách du lịch
Hà Giang chuẩn bị đón du khách mùa hoa Tam giác mạch

Hiện, tỉnh Hà Giang tập trung nguồn lực đầu tư cho 40 làng văn hóa tiêu biểu theo chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; các làng văn hóa được công nhận “Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” và 16 làng thuộc Đề án Bảo tồn văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ các làng văn hóa du lịch cộng đồng.

Hà Giang có 61 di tích, danh thắng được xếp hạng; trong đó, 31 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 30 di tích, danh thắng cấp tỉnh và 22 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; có 15 lễ hội được đưa vào đề án, kế hoạch tổ chức định kỳ.

Hà Giang: 8 tháng đầu năm đón gần 2 triệu lượt khách du lịch
Hà Giang là điểm đến yêu thích của du khách

Đến Hà Giang, du khách không những được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp, kỳ vỹ; con người thân thiện, giàu bản sắc văn hóa, mà nơi đây còn có nhiều món ăn truyền thống của các dân tộc vùng cao để lại ấn tượng sâu sắc; trong đó, có 4 món ăn đặc sản được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam ghi nhận gồm: Cháo ấu tẩu, mèn mén, thắng cố và thịt treo gác bếp; 4 món lọt top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam: Mật ong Bạc hà, chè cổ thụ Shan tuyết, bánh Tam giác mạch và Hồng không hạt Quản Bạ.

Ngoài ra, du khách có thể mua sắm nhiều sản phẩm thủ công truyền thống, hàng lưu niệm, quà tặng du lịch, sản phẩm nông nghiệp như: Thổ cẩm vải lanh, chạm bạc, đan lát, cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, thịt bò khô, dược liệu…

Các loại hình du lịch Hà Giang gắn với giá trị đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên, hệ thống hang động, sông, suối, thác, hồ… các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân. Gắn kết khai thác một số sản phẩm du lịch vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên địa chất tiêu biểu trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn…

Hà Giang phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, xây dựng một khu du lịch cấp tỉnh, tổng thu từ du lịch ước đạt 7.800 tỷ đồng, đóng góp 10,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Phát triển về cơ sở lưu trú khoảng 9.000 buồng, tạo ra 28.200 việc làm, trong đó có 14.100 việc làm trực tiếp. Hiện thực hóa mục tiêu đó, tỉnh tập trung mục tiêu phát triển du lịch nhanh, bền vững trên cơ sở thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 8 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón hơn 1,9 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,7 triệu lượt khách nội địa và gần 189 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch ước đạt gần 4 nghìn tỷ đồng.

Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang triển khai đồng bộ các quy hoạch đã được phê duyệt, đổi mới hình thức hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, thương mại trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, các trang web do ngành quản lý thông qua ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.

Phát huy tốt hiệu quả quảng bá thông qua các sự kiện thường niên, các sản phẩm du lịch mới... tạo ra điểm nhấn thu hút du khách biết đến Hà Giang nhiều hơn.

Bên cạnh đó, tham mưu tổ chức Chương trình khảo sát xây dựng, công bố sản phẩm du lịch Tây Bắc mở rộng năm 2023 gắn với Hội thảo "Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh vùng Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch".

Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Hội nghị văn hóa tỉnh Hà Giang năm 2023; chương trình đón nhận danh hiệu thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III và Lễ hội “Hoa Tam giác mạch” lần thứ IX tỉnh Hà Giang…

Tin ảnh Vân An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Xem thêm