“Gốc của lạm phát tại Việt Nam là chính sách tài khóa”

Đó là góc nhìn của TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương khi nói về nguyên nhân lạm phát và hiệu lực chính sách.
"Quan điểm của tôi lâu này là thâm hụt ngân sách, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước mới là cái gốc".

"Quan điểm của tôi lâu này là thâm hụt ngân sách, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước mới là cái gốc".

CôngThương - “Quan điểm của tôi lâu nay, lạm phát có nhiều nguyên nhân nhưng gốc của lạm phát ở Việt Nam vẫn là chính sách tài khóa, do mình mở rộng chi tiêu như thế, mở rộng đầu tư như vậy và đầu tư kém hiệu quả”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2011 được công bố với mức tăng 3,32%, cao nhất trong gần 3 năm qua, đã tạo nên những nghi vấn về hiệu lực chính sách kiểm soát lạm phát đang thực thi hiện nay. TS. Nguyễn Đình Cung đã có những lý giải khá mới mẻ.

Ông cho rằng:

- Doanh nghiệp nhà nước gần như hoạt động đầu tư đều dựa vào tín dụng mà chính sách tiền tệ của ta thật ra không hoàn toàn độc lập như ở các nước, vẫn là phục vụ cho tăng trưởng, phục vụ tài khóa nhiều. Cho nên, nếu thắt được tài khóa thì mới thắt được tín dụng.

Quan điểm của tôi lâu này là thâm hụt ngân sách, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước mới là cái gốc, cái quan trọng nhất, nếu như chưa thắt chặt được cái đó thì cung cầu tín dụng căng thẳng do nhu cầu vốn vẫn lớn, nhiều khi tín dụng vẫn mở, tiền vẫn tung ra và lãi suất vẫn tăng, đương nhiên là lạm phát cao.

Nếu thắt chặt tài khóa thì cung tín dụng mới có thể giảm xuống. Nhưng mấy năm vừa rồi, tài khóa mở rộng và tiền tệ cũng mở rộng. Mà tại sao mở rộng? Là bởi vì mô hình tăng trưởng của ta quá nhấn mạnh vào số lượng đầu tư, coi đó như là một động lực của tăng trưởng.

Tiền tệ mở rộng, tổng phương tiện thanh toán M2 hiện đã khoảng 130% GDP. Tiền nhiều hơn hàng thì gây nên lạm phát.

Chính sách tiền tệ không được độc lập

Nhưng quan điểm chống lạm phát hiện nay là phải song hành cả tài khóa và tiền tệ, thưa ông?

Nói đến tài khóa và tiền tệ, theo tôi tiền tệ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, tài khóa về căn bản chỉ tác động đến khu vực nhà nước. Nói đến khu vực nhà nước là chủ đạo, là rất quan trọng thì trong mọi trường hợp anh phải đi đầu, đặc biệt là trong chống lạm phát, phải cắt giảm chi tiêu.

Vì tôi cho rằng cái căn bản của lạm phát Việt Nam vẫn là tài khóa, giả sử cắt được tài khóa nhiều thì cung tiền có thể mở rộng thêm để chuyển tín dụng sang khu vực khác. Còn nếu chưa cắt được khu vực nhà nước thì bằng cách này hay cách khác, tín dụng nó vẫn tìm về với khu vực nhà nước.

Nếu như vậy, chỉ tiêu tín dụng vẫn tăng 5% trong quý 1/2011, song hành cùng đầu tư từ ngân sách vẫn cao cũng củng cố thêm quan điểm của ông về chính sách tiền tệ chưa độc lập?

Lâu nay, chính sách tiền tệ đã không được độc lập rồi. Chính sách tiền tệ của mình vẫn là phục vụ cho tăng trưởng, cho mục tiêu của Chính phủ chứ không hoàn toàn là chính sách tiền tệ độc lập như nước khác.

Chính sách tiền tệ độc lập phải là chính sách có một mục tiêu duy nhất là ổn định giá trị đồng tiền. Chống lạm phát chỉ là ở thời điểm lạm phát thì nó ưu tiên, còn dài hạn thì là mục tiêu duy nhất như tôi đã nói. Ta thì hơi nhiều mục tiêu.

Nói đến chính sách tiền tệ phục vụ tài khóa, ông bình luận thế nào về con số bội chi ngân sách 2,6% trong quý 1/2011, được Bộ Tài chính công bố?

So với cùng kỳ năm trước thì so sánh cũng không phải tỷ lệ thấp nhiều (quý 1/2010 bằng khoảng 3% GDP - PV). Nhưng quan trọng hơn là bội chi ngân sách năm nay vẫn dự kiến khoảng 5%, không giảm nhiều so với nhiều năm trước.

Khó hy vọng cắt giảm đầu tư

Những thông tin công bố chính thức thì với tài khóa thắt chặt, vốn trái phiếu Chính phủ không cho kéo dài giải ngân, không cho điều chuyển vốn từ 2012 sang sẽ cắt giảm được trên 50 nghìn tỷ đồng đầu tư năm nay. Ông bình luận gì?

Tôi cũng nghe nhiều về con số này nhưng chưa hiểu đằng sau nó là cái gì. Bây giờ thế này, cứ giả sử vốn năm ngoái kế hoạch là 100 tỷ đồng, giải ngân mới được 70 tỷ đồng thì còn 30 tỷ đồng chuyển sang năm nay. Nếu không cho kéo dài thì địa phương sẽ phải lấy nguồn vốn khác để giải ngân cho năm nay.

Thế thì, việc đầu tư đó vẫn thực hiện, tôi không thấy sự cắt ở đâu cả. Chỉ có khác là vốn ấy lấy từ nguồn khác. Vậy nguồn khác lấy từ đâu?

Còn vốn ứng của năm sau, ví dụ năm 2012 mới có mà năm nay đã chi tiêu rồi. Tôi cũng không hiểu, vì sao lại có thể có một kế hoạch ngân sách lấy của năm sau chi cho năm nay. Nếu như sang năm 2012 chi không đủ thì lại lấy 2013 chi tiếp, tức là lấy kế hoạch đầu tư của tương lai, của thế hệ sau chi cho hôm nay?

Cuối cùng, bản chất vẫn là đi vay để phục vụ cho đầu tư của năm nay, và bội chi ngân sách còn cao hơn nữa. Như thế thì nhu cầu vốn cao hơn và không có cách nào khác tiền tệ phải phục vụ cho chi tiêu ngân sách.

Về các khoản thay thế cho vốn không được kéo dài giải ngân, ở địa phương có một số khoản thu không phải chuyển về trung ương như thu từ xổ số, thu tiền sử dụng đất, phí môi trường… Nếu địa phương tăng nguồn thu này lên thì thế nào?

Bây giờ giả sử họ lấy nguồn khác mà không phải vốn nhà nước cấp cho năm nay, ví dụ bán đất đai, huy động nguồn thu từ xổ số…, thì tổng đầu tư sẽ không giảm. Mình cắt đi để hy vọng giảm tổng đầu tư, nhưng như thế này thì có thể không giảm được.

Đúng như ông nói, trong hai báo cáo cắt giảm đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện sau Nghị quyết 11, các địa phương có vẻ như rất khó cắt. Vấn đề đằng sau nó là gì?

Cái đó thì hiểu được. Bởi vì, nếu nói là cắt giảm các dự án không cần thiết, không hiệu quả thì chẳng ai, trên thực tế, thừa nhận dự án này không hiểu quả, dự án kia không cần thiết.

Bởi vì, một dự án được thông qua thì phải qua một quy trình đề xuất dự án, xây dựng dự án, thẩm định dự án và rất nhiều người tham gia vào đó. Không thể nói lại là không hiệu quả, không cần thiết. Vì như thế thì chẳng hóa ra từ xưa đến giờ vẫn có những nơi, nhưng chỗ đầu tư vào dự án không hiệu quả?

Trên thực tế, người ta vẫn nhìn thấy dự án không hiệu quả. Nhưng nếu xét về mặt quy trình như thế khó có thể bác được người ta.

Và cũng không thể tự mình lại soi xét vào những việc lâu nay mình vẫn làm như kiểu ủy ban nhân dân tỉnh nhìn lại những việc mình đã làm, đã đầu tư như thế... Đó là mới nói những việc rất khách quan, chưa nói lợi ích đan xen gì cả.

Cho nên, khó có thể đưa ra cắt giảm theo những tiêu chí chung chung và tự đơn vị rà soát cắt giảm thì khó có thể thực hiện được. Trong bối cảnh hiện nay thì phải có tiêu chí rõ ràng, loại nào cắt thì dứt khoát phải cắt và phải có cơ quan bên ngoài thực hiện.

Nếu nói theo quy trình thì dự án nào cũng quan trọng cả thì khi rà soát có xảy ra tình trạng xin cho không?

Nếu đúng là như thế thì "ông" nào vào danh sách cắt giảm bây giờ? Thì có thể là những dự án của những chủ đầu tư yếu thế hơn, khả năng vận động ít hơn so với chủ đầu tư khác chẳng hạn, thì khả năng bị cắt giảm nhiều hơn.

Theo tôi, với cách cắt giảm tự rà soát, tự đánh giá với những tiêu chí như thế, không đơn giản. Cho đến nay, kết quả chúng ta nhìn thấy vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Cần tín hiệu chính sách rõ ràng hơn

Với những kết quả thắt chặt của chính sách tài khóa như vừa được công bố, theo ông còn có độ trễ nào nữa không để cắt giảm đầu tư tác động đến lạm phát?

Chính sách tài khóa tác động đến lạm phát thì không ai biết là độ trễ bao nhiêu nhưng với chính sách tiền tệ, theo dõi quá trình thì độ trễ khoảng 4-5 tháng. Tài khóa thì không biết là bởi vì chưa thấy cắt giảm bao giờ…

Thế trường hợp năm 2008, lạm phát 3 tháng cuối năm âm…

Âm vào thời điểm đó có nhiều yếu tố, một mặt mình thắt chặt chính sách từ đầu năm, một mặt còn do khủng hoảng từ bên ngoài tác động đến.

Năm nào bội chi cũng vẫn lớn và với tài khóa, chi thường xuyên vẫn đều đều như thế, chi đầu tư đầu năm nhỏ, cuối năm mở ra thì vẫn chi như vậy và thậm chí mở rộng hơn. Năm nay bội chi vẫn 5% thì chưa khác nhiều với trước.

Phải có một cái gì thật là đột biến thì lúc đó mới biết được chính sách tài khóa tác động sau bao nhiêu tháng. Chứ nếu như điều chỉnh tỷ giá, điều chỉnh giá điện, xăng dầu thì gần như tác động ngay tức thời và tác động nhiều vòng.

Nhân đây cũng có ý kiến cho rằng, các chính sách kiểm soát lạm phát được ban hành vừa qua dường như mới nhìn vào phía kiểm soát tổng cầu, chưa có giải pháp giảm chi phí đẩy, thưa ông?

4 tháng đầu năm nay, cầu kéo và chi phí đẩy đều có tác động. Cầu kéo thì liên quan đến chính sách tiền tệ phải 4-5 tháng sau mới có tác động rõ ràng, nhưng chi phí đẩy thì tác động ngay lập tức, cho nên nó đưa lạm phát lên, mà lại thực hiện điều chỉnh dồn dập nhiều thứ một lúc. Cho nên, 4 tháng đầu năm nay, phần lớn tác động là chi phí đẩy.

Để tăng kỳ vọng lạm phát đến quý 3 năm nay sẽ giảm, theo tôi tín hiệu chính sách kiềm chế lạm phát phải rõ ràng hơn. Hiện nay mà nói, tôi cho rằng về mặt tín hiệu chính sách thì tiền tệ nhìn rõ ràng hơn là tài khóa.

VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Các nhà băng mang công nghệ gì tới sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024?

Các nhà băng mang công nghệ gì tới sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024?

Tại sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024, các nhà băng (ngân hàng) đã mang tới cho khách hàng nhiều sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới nhất của ngành.
VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024

VIB đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số".
Hiểu "khẩu vị" để lên "thực đơn" trong thu hút đầu tư nước ngoài

Hiểu "khẩu vị" để lên "thực đơn" trong thu hút đầu tư nước ngoài

Cần linh hoạt thích ứng để điều chỉnh chính sách, cải cách môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để phù hợp “khẩu vị” của nhà đầu tư nước ngoài.
Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn kéo chỉ số VN-Index tăng gần 2 điểm

Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn kéo chỉ số VN-Index tăng gần 2 điểm

Thị trường hồi phục ở đợt khớp lệnh ATC, sắc xanh của loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn kéo chỉ số VN-Index tăng 1,83 điểm, tương đương 0,15% lên 1.250,46 điểm.
Nâng cao năng lực quản trị, xây dựng hệ sinh thái số an toàn, lành mạnh

Nâng cao năng lực quản trị, xây dựng hệ sinh thái số an toàn, lành mạnh

Không chỉ nâng cao năng lực quản trị, ngành Ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan chức năng để xây dựng hệ sinh thái số an toàn, lành mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng miếng: Ngân hàng Nhà nước bán được 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Ngân hàng Nhà nước bán được 3.400 lượng vàng

Đã có 3 đơn vị trúng thầu với khối lượng 3.400 lượng vàng miếng SJC, giá trúng thầu 86.050 triệu đồng/lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng là ngành đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 8/5/2024: Thêm 2 ngân hàng tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 8/5/2024: Thêm 2 ngân hàng tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 8/5/2024, lãi suất tiết kiệm 8/5, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Chuyển đổi số ngân hàng: Thanh toán điện tử đạt 830 nghìn tỷ VND/ngày

Chuyển đổi số ngân hàng: Thanh toán điện tử đạt 830 nghìn tỷ VND/ngày

Một trong những kết quả nổi bật mà chuyển đổi số ngành Ngân hàng mang lại là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ VND/ngày.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 8/5: PLX, TCB và TPB

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 8/5: PLX, TCB và TPB

PLX là "ông lớn" giữ vai trò chủ đạo trên thị trường xăng dầu nội địa thông qua hệ thống phân phối gồm khoảng 5.500 cửa hàng hiện diện khắp cả nước...
Hơn 110.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 4

Hơn 110.000 tài khoản chứng khoán mở mới trong tháng 4

Tháng 4/2024, Việt Nam đã có thêm 110.761 tài khoản chứng khoán mới, nâng tổng số tài khoản chứng khoán trong nước lên hơn 7,7 triệu tương đương 7,7% dân số.
Cắt giảm thủ tục hành chính, cổ đông lớn dễ dàng chuyển nhượng cổ phần

Cắt giảm thủ tục hành chính, cổ đông lớn dễ dàng chuyển nhượng cổ phần

Đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước, cổ đông lớn không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.
Thị trường nối tiếp đà tăng, VN-Index lên mốc 1.248,63 điểm

Thị trường nối tiếp đà tăng, VN-Index lên mốc 1.248,63 điểm

Thị trường ghi nhận phiên tăng điểm thứ năm, lực kéo nửa cuối phiên đã đưa VN-Index tăng 7,05 điểm, tương đương 0,57% lên 1.248,63 điểm.
4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng.
Tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI bằng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt. Do đó, để tạo lợi thế trong thu hút FDI, Việt Nam cần đẩy nhanh chuyển đổi phát triển mô hình KCN sinh thái.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc tăng sốc

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc tăng sốc

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng vào ngày mai (8/5), giá đặt cọc lên 85,3 triệu đồng/lượng, tăng 4,6 triệu đồng/lượng so với phiên gọi thầu lần đầu.
VPBank ra mắt gói vay tái tài trợ, lãi suất chỉ từ 4,6%/năm

VPBank ra mắt gói vay tái tài trợ, lãi suất chỉ từ 4,6%/năm

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm
Trái chủ Công ty Big Gain không xử lý tài sản đảm bảo của 3 lô trái phiếu

Trái chủ Công ty Big Gain không xử lý tài sản đảm bảo của 3 lô trái phiếu

Trái chủ Công ty TNHH Đầu tư Big Gain đã chấp thuận không xử lý tài sản đảm bảo của 3 lô trái phiếu có tổng giá trị 3.000 tỷ đồng.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 7/5: PVI, MWG và DGC

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 7/5: PVI, MWG và DGC

PVI tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí, là một trong số doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 20 điểm

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 20 điểm

Thị trường chứng khoán có phiên giao dịch bùng nổ với đà tăng mạnh đến từ nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không, kéo VN-Index bật tăng hơn 20 điểm.
Nhìn lại thập kỷ gian nan của Vibex dưới thời

Nhìn lại thập kỷ gian nan của Vibex dưới thời ''nữ tướng'' Lê Thanh Hương

Tháng 11 tới, Vibex tròn một thập kỷ dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Thanh Hương. Trong hành trình giai nan đó là những điểm xuyến gì?
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/5/2024: Cuộc đua tăng lãi suất bắt đầu "nóng"

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/5/2024: Cuộc đua tăng lãi suất bắt đầu "nóng"

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/5/2024, lãi suất tiết kiệm 6/5, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 6/5: VPB, ANV và DCM

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 6/5: VPB, ANV và DCM

VPBank (VPB) là một trong những ngân hàng có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào ngày 12/8/1993 dưới sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước.
Chứng khoán tuần từ ngày 6-10/5: Không loại trừ khả năng thị trường có đợt điều chỉnh

Chứng khoán tuần từ ngày 6-10/5: Không loại trừ khả năng thị trường có đợt điều chỉnh

Hai phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã phục hồi tích cực sau đợt giảm hơn 100 điểm, các nhà đầu tư kỳ vọng rủi ro ngắn hạn đã qua.
Thanh tra các doanh nghiệp xăng dầu chưa kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

Thanh tra các doanh nghiệp xăng dầu chưa kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

Tổng cục Thuế yêu cầu thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chưa kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế ngay từ quý II/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động