Gỡ “nút thắt” nguồn nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ

Trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết.
Nâng “chất” nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kết nối, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp

Nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố “sống còn”

Thông tin tại Toạ đàm: “Nâng cao chất lượng nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 12/10/2023 cho thấy, tại nhiều địa phương về những khó khăn của doanh nghiệp từ đầu năm đến nay cho thấy, bên cạnh những bất ổn về thị trường, nguyên liệu... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc thiếu hụt lao động cục bộ ở một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là lao động chất lượng cao, đang là vấn đề cần tháo gỡ.

Gỡ “nút thắt” nguồn nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ

Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách cũng như sự chủ động nắm bắt cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước phát triển rõ nét. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ.

Phát biểu tại Toạ đàm, ông Cao Văn Bình - Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với khoảng 54% dân số ở độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động rất trẻ và dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, có tay nghề cao hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và trình độ, là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành như cơ khí, chế biến chế tạo, thiết bị linh phụ kiện điện, điện tử..., đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khi tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị.

Cụ thể, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là những doanh nghiệp cần đội ngũ có tay nghề cao, thì liên quan đến tuyển dụng nguồn nhân lực đang gặp một số khó khăn

Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ thường tham gia vào việc thay đổi và cải tiến quy trình sản xuất và công nghệ, doanh nghiệp cần có những nguồn nhân lực có khả năng học hỏi và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng. Việc tìm kiếm và duy trì những nguồn nhân lực như vậy có thể là một thách thức”- ông Cao Văn Bình chỉ ra.

Nêu bật khó khăn, ông Phùng Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Manutronic Việt Nam cho hay, hiện tại theo xu hướng về chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam bây giờ đang là một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn của tất cả các doanh nghiệp và các tập đoàn trên thế giới trong xu hướng chuyển dịch này. “Tuy nhiên, ngoài những cơ hội đó thì cũng gặp phải rất nhiều thách thức. Đó là sự chuyển dịch từ những nước đang có cơ sở hạ tầng bài bản, vững chắc và có một hệ thống, kinh nghiệm trong nhiều năm khi đến Việt Nam họ sẽ đòi hỏi đáp ứng một số yếu tố theo yêu cầu, nếu như doanh nghiệp có mong muốn chuyển dịch và muốn tham gia sâu vào trong chuỗi cung ứng toàn cầu một cách sâu và rộng”- ông Phùng Anh Tuấn bày tỏ.

Từ những thách thức và cơ hội này, “bài toán” về nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố “sống còn” mà không chỉ Manutronic mà tất cả những doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng ta phải biết có về hệ thống, chúng ta phải có sự tích hợp toàn bộ trong chuỗi giá trị để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện và chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy mà nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố hay có thể nói khác là một trong những giá trị cốt lõi có thể quyết định sự thành công và hội nhập, nắm bắt được những cơ hội trong xu thế mà chúng ta đang có được cơ hội chuyển dịch từ tất cả các tập đoàn sang Việt Nam.

Ông Lê Quý Thành - Giám đốc Nhà máy TOMECO An Khang cũng cho biết, một khó khăn nữa là các chương trình đào tạo nhìn chung hiện nay vẫn đang có một khoảng “vênh” giữa xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới và tốc độ cải tiến chương trình đào tạo tại nhà trường. Trong nhà trường, đối với cả các chương trình đào tạo kỹ sư thì cũng đang đào tạo thiên về lý thuyết và rất thiếu thời lượng chương trình thực hành tại nhà trường cũng như tại doanh nghiệp. Sinh viên mới ra trường cần rất nhiều thời gian để học việc để đáp ứng các yêu cầu về mặt chuyên môn và học kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp, đàm phán, lập kế hoạch và định hướng công việc, hướng đến kết quả đó chính là những mà giá trị mà doanh nghiệp cần nhất.

Chủ động từ doanh nghiệp và nhà trường

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang từng bước ứng dụng tốt các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quy trình, phương pháp quản lý, kiểm soát chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định, để thực hiện được điều này, nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đầu tư vào nguồn nhân lực là một yếu tố phát triển bền vững đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt khi doanh nghiệp đang dần chuyển từ thâm dụng lao động sang thâm dụng công nghệ.

thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Samsung Việt Nam triển khai dự án hợp tác đào tạo tư vấn và tổ chức cải tiến sản xuất chất lượng cho DN
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Samsung Việt Nam triển khai dự án hợp tác đào tạo tư vấn và tổ chức cải tiến sản xuất chất lượng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Về phía Bộ Công Thương, hiện nay Cục Công nghiệp đã giao Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, như chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn, tạo ra một hệ thống chuyên gia nhằm giúp cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Ông Cao Văn Bình thông tin, hiện Trung tâm đang phối hợp cùng các tổ chức quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia như: Samsung, Toyota, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt - Hàn (VITASK), Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH), Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách khoa Hà Nội... để tổ chức các chương trình đào tạo.

Điển hình như chương trình đào tạo hơn 400 chuyên gia về lĩnh vực tư vấn cải tiến sản xuất, thực hiện tư vấn hiện trường tại doanh nghiệp; đào tạo 100 chuyên gia tư vấn chuyển đổi số phát triển nhà máy thông minh (thực hiện theo biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam); đào tạo 200 kỹ sư khuôn mẫu chất lượng cao (thực hiện theo biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam); đào tạo hơn 200 kỹ thuật viên theo Chương trình “Hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng thiết kế, lập trình gia công khuôn mẫu ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE-CNC và Đo kiểm cho kỹ thuật viên trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo” …

Ông Cao Văn Bình cho biết thêm, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp đã và đang thực hiện các chương trình, nhiệm vụ được Bộ Công Thương phê duyệt, trong đó có các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đơn cử như phối hợp với các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia tổ chức một số chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cụ thể cho các ngành công nghệ lõi, trong đó có ngành công nghiệp hỗ trợ. Trung tâm đang phối hợp với Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại học Giao thông vận tải trong xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển nguồn nhân lực chung cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

TS. Kiều Xuân Thực - Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, nhà trường đang có 12 chương trình đào tạo theo nhu cầu và tuyển dụng trước khi tốt nghiệp với các đối tác doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay là Đài Loan (Trung Quốc), cụ thể như: Nissan, LG,… Có trên 1.000 sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội đang tham gia những chương trình này và các em đã được hưởng lương từ doanh nghiệp ngay từ đầu năm thứ ba hoặc đầu năm thứ tư.

Với nhóm giải pháp như vậy, cùng sự vào cuộc tích cực, chủ động từ cả hai phía doanh nghiệp và nhà trường thì chúng tôi cho rằng bài toán nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp và việc xóa khoảng cách, xóa độ vênh giữa đào tạo với sử dụng chắc chắn sẽ được giải quyết triệt để”- TS. Kiều Xuân Thực chia sẻ.

Đồng quan điểm, Giám đốc Nhà máy TOMECO An Khang cho biết, TOMECO rất may mắn khi có sự hỗ trợ kết nối của các đơn vị như: Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội, hay VCCI, VASI, HANSIBA… để liên tục triển khai hoạt động tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài đối với doanh nghiệp.

Theo đó, TOMECO đã và đang phối hợp với các trường đại học như: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội trong việc tìm kiếm những nguồn lao động chất lượng cao và đặt ra các đầu vào cần thiết của doanh nghiệp, giúp các trường có được những thông tin từ phía doanh nghiệp để kịp thời đổi mới chương trình đào tạo cũng như bổ sung những ngành đào tạo cần thiết.

Những giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp hay nâng cao sự phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo cho thấy hiệu quả và hy vọng rằng sẽ tiếp tục phát huy trong phát triển nguồn nhân lực, đem lại những giá trị hữu ích cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Xem thêm