Chủ nhật 24/11/2024 20:34

Gỗ nhập khẩu từ Lào là hợp pháp

“Gỗ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam hoàn toàn là hợp pháp và loại gỗ này không sử dụng để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU”. Đây là khắng định của ông Trần Đức Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

 - Ngày 28/7/2011, Tổ chức điều tra môi trường Environmental Investigation Agency (EIA), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh, đã tổ chức họp báo tại Bangkok, Thái Lan để công bố báo cáo “Crossoads-The illicit Timber trade between Laos and Vietnam”, tạm dịch là “Giao lộ-Thương mại gỗ bất hợp pháp giữa Lào và Việt Nam”

Trong báo cáo đó, EIA đã cáo buộc một số công ty của Việt Nam, trong đó có công ty Hợp tác Kinh tế Quân khu 4 và 5 doanh nghiệp khác của Việt Nam đã mua gỗ bất hợp pháp từ Lào và sử dụng nguyên liệu này sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.

Về vấn đề này, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Nguyễn Tôn Quyền giải thích: Gỗ mà doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Lào đều được Chính phủ Lào cho phép khai thác theo chỉ tiêu khai thác hàng năm, khai thác tận thu từ các lòng hồ và vùng ngập nước của những công trình thủy điện và hạ tầng; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Lào cấp giấy phép xuất khẩu và chỉ định công ty đối tác; gỗ được đóng búa lâm nghiệp; và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, thuế theo quy định của pháp luật Lào.

Hiện nay, gỗ nhập khẩu từ Lào về Việt Nam phải qua các cơ quan chức năng của Lào (Thanh tra Lâm nghiệp, Hải quan) kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo gỗ có nguồn gốc hợp pháp mới làm thủ tục thông quan hàng hoá. Khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ vào Việt Nam, Hải quan Việt Nam tiếp tục kiểm tra, giám sát đảm bảo gỗ hợp pháp cũng mới cho thông quan. Trong suốt quá trình chu chuyển  sau nhập khẩu, gỗ luôn được các cơ quan: Kiểm lâm, Công an, Quản lý thị trường của Việt Nam giám sát.

Chính bởi vậy, ông Trần Đức Sinh-Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khẳng định “Gỗ nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam là hợp pháp”.

Đồng thời, Chủ tịch Hiệp hội tiếp tục bày tỏ quan điểm “Gỗ nhập khẩu từ Lào chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu nội địa và tái xuất sang nước thứ ba, không dùng gỗ Lào để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU”.

Bởi lẽ, sản phẩm mà Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ và EU chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời như bàn, ghế…Do đặc tính sản phẩm như phải cắt nhỏ khi sản xuất và giá thành phải rẻ, độ bền tương đối, kết hợp thêm yếu tố thị hiếu tiêu dùng phương Tây rất quan tâm đến chứng chỉ gỗ hợp pháp, nên nhà sản xuất Việt Nam dùng gỗ rừng trồng. Ông Quyền cho biết thêm: “không doanh nghiệp nào lại đi cắt nhỏ gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm ngoài trời vì sẽ lỗ nặng” bởi giá thành nguyên liệu cao, công nghệ sản xuất không phù hợp.

Gỗ Lào nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được dùng để sản xuất các sản phẩm như ván sàn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, tủ bếp…phục vụ tiêu dùng nội địa hoặc tái xuất sang nước thứ ba.

Về phương pháp và quy trình điều tra, EIA đã cử người giả danh là khách hàng mua gỗ để tiếp cận với một số doanh nghiệp Việt Nam, ghi âm và quay hình bí mật, đặt nhiều câu hỏi mờ ám, trong khi người trả lời không biết rõ mục đích điều tra. Do vậy, Hiệp hội đánh giá tổ chức này đã không minh bạch, công khai, không toàn diện trong điều tra. Như thế, những bình luận chủ quan trong báo cáo đã phản ánh không trung thực sự thật khách quan.

Đánh giá về tác động của bản báo cáo, ông Trần Đức Sinh lo ngại “Các cáo buộc sai trái này đã phần nào gây áp lực cho tiến trình đàm phán Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện song phương VPA giữa Việt Nam và EU”, đồng thời làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.

Được biết đây là lần thứ hai, EIA phát hành báo cáo về buôn bán gỗ bất hợp pháp giữa Việt Nam, Lào và Campuchia (lần đầu vào năm 2008).

Phượng Nguyễn

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng