Thứ hai 25/11/2024 04:18

Giao thương khởi sắc, xuất khẩu cá tra của Việt Nam từng bước phục hồi

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới nhờ các nước nhập khẩu kiểm soát được dịch bệnh.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi có vaccine phòng COVID-19 để ứng phó dịch bệnh, giao thương kinh tế của nhiều quốc gia đã khởi sắc nên việc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam cũng tăng lên.

Tính đến hết tháng 5/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt hơn 600 triệu USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020. Các thị trường nhập khẩu mạnh cá tra Việt Nam tăng nhanh trong thời gian này là Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Thái Lan.

Đơn cử như, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Brazil đạt khoảng 27 triệu USD, Thái Lan 26 triệu USD với mức tăng lần lượt 38,7% và 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

"Sự tăng trưởng xuất khẩu trở lại thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất ASEAN là Thái Lan là một tín hiệu tốt nhằm tăng giá trị xuất khẩu cá tra sang khu vực này trong quý tới," đại diện VASEP đánh giá.

Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam kể từ đầu năm 2021. Trong tháng 5, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng tới hơn 120% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 35 triệu USD.

Kể từ cuối năm 2020, lượng cá tra tồn kho tại Mỹ không còn nhiều. Sản lượng cá da trơn nội địa của nước này cũng sụt giảm. Do đó, ngay từ đầu năm, Mỹ đã tăng nhập khẩu cá tra đông lạnh trở lại.

Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam kể từ đầu năm 2021.

Tổng trị giá xuất khẩu cá tra sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc) đến cuối tháng 5 cũng đạt khoảng 146 triệu USD, chiếm gần 24% tổng trị giá xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Thị trường này trở về vị trí dẫn đầu trong tốp các thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam.

Biến động bởi dịch bệnh trong 2 năm qua tác động không nhỏ đến chiến lược bán hàng của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Ngoài các yếu tố giảm giao thương do các chính sách giãn cách xã hội được thực hiện tại các nước, giá cước vận chuyển tăng cao và tình trạng thiếu container vận chuyển phục vụ hàng hoá xuất khẩu cũng chưa được giải quyết.

Điều này buộc các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đồng lòng thay đổi chiến lược bán hàng để duy trì, giữ vững khách hàng, vượt qua khó khăn giai đoạn này.

Ông Trương Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) chia sẻ, xuất khẩu cá tra-basa và sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cá da trơn trong 5 tháng đầu năm của APT tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Để đạt kết quả này, APT phải chủ động trao đổi với khách hàng để sản xuất mặt hàng phù hợp với thị trường, thay vì chỉ chào bán sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất.

Từ sự tư vấn của nhà nhập khẩu, APT nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng mới mẻ của khách hàng thế giới, tăng cường sản phẩm chế biến mới như: khô cá, chả cá, các loại bánh có nhân là thịt cá… Từ đó, biên độ lợi nhuận tốt hơn so với trước đây.

Với những sản phẩm này, người tiêu dùng có thể dùng ngay hoặc cho vào lò vi sóng là ăn được. Không chỉ thị trường châu Á, khô cá tra-basa của APT còn được khách tại Hà Lan đặt hàng, chỉ chờ giấy phép bổ sung danh mục sản phẩm xuất khẩu theo quy định vì đây là sản phẩm mới.

Theo ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang (Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã thay đổi cách thức mua bán với đối tác.

Thay vì bán giá CIF - giao hàng đến cảng nước nhập khẩu thì doanh nghiệp chuyển sang ký kết hợp đồng bán giá FOB - giao hàng tại cảng Việt Nam. Với phương thức này, việc vận chuyển sẽ do đối tác nhập khẩu lo hoàn toàn.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP dự báo, xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới nhờ các nước nhập khẩu kiểm soát được dịch bệnh.

Tuy nhiên, nguyên liệu để các nhà máy chế biến lại có nguy cơ thiếu do chu kỳ nuôi cá kéo dài từ 7-8 tháng, không thể tăng nhanh đột biến được.

Hiện ngành cá tra có hơn 60% nguyên liệu được doanh nghiệp chủ động nuôi nên đã có kế hoạch dự liệu cho thị trường phục hồi trở lại./.

Theo TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng