Giảm thiểu nguy cơ “mượn đường lẩn thuế”

Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, thường xuyên theo dõi cảnh báo của Bộ. Đặc biệt, tránh nhập nguyên liệu từ các nước, vùng lãnh thổ đang bị đánh thuế cao để sản xuất hàng xuất khẩu.
Áp dụng đúng các quy định về thuế và xuất xứ hàng hoá với lô nhôm 4,3 tỷ USD

giam thieu nguy co muon duong lan thue

Các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo tránh nhập khẩu nguyên liệu từ các vùng bị đánh thuế cao để

sản xuất hàng xuất khẩu

Nhận diện “chân tướng” hành vi lẩn tránh

Tại hội thảo quốc tế về chia sẻ kinh nghiêm quốc tế về chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại tổ chức ngày 14/11/2019 tại Hà Nội, có một câu chuyện khiến cử tọa bất ngờ. Đó là sự hiện diện của toán đặc vụ đến từ Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ tại Việt Nam mấy tháng trước. Toán đặc vụ này có mặt tại Việt Nam không phải để bắt tội phạm hình sự mà để cùng phía Việt Nam điều tra về vụ việc liên quan đến Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu.

Theo đó, công ty này nhập khẩu vài tỷ đô-la nhôm đùn từ Trung Quốc, sau đó dự định chế biến và xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Lượng hàng tồn chưa xuất khẩu 1,8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,3 tỉ USD đã bị ngăn lại do sự phối hợp điều tra của các cơ quan có liên quan phía Việt Nam cùng đặc vụ Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ.

Các chuyên gia của Bộ Công Thương nhìn nhận, đây không phải là gian lận xuất xứ hay giả mạo xuất xứ. Vì các lô hàng được cấp C/O đầy đủ, đáp ứng được quy định của nước nhập khẩu, ví dụ như Hoa Kỳ. Nhưng đây lại rơi vào tình huống “lẩn tránh” biện pháp phòng vệ thương mại.

Vì sao Việt Nam lại trở thành địa chỉ để các công ty như Toàn Cầu “ gột tẩy” xuất xứ, ngõ hầu hưởng lợi từ thuế ưu đãi trong các FTA? Các chuyên gia chỉ ra, hiện Việt Nam đã tham gia 17 FTA và tiềm năng trở thành trung tâm đầu tư. Việt Nam cũng là nước có chính sách hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài (ưu đãi thuế...); là nguồn nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ tại Châu Á và chỉ sau Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Ấn Độ. Việt Nam cũng hội nhập sâu trong chuỗi giá trị của một số sản phẩm.

Ông Lương Kim Thành- Phó Trưởng Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương) - phân tích, có rất nhiều hình thức lẩn tránh đã bị nhận diện, như: lắp ráp hàng hóa bị đánh thuế cao của nước A tại nước nhập khẩu (nước B) bằng cách đặt nhà máy tại nước B rồi xuất đi hưởng ưu đãi; thay đổi sản phẩm (sản phẩm bị đánh thuế bổ sung linh kiện quan trọng đang bị áp thuế vào sản phẩm không bị áp thuế) ra sản phẩm thế hệ mới xuất đi... Ngay cả Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng đang tranh luận về hai trường hợp. Thứ nhất, lẩn tránh mang mục tiêu rõ ràng bất kể sản phẩm có bị áp thuế cao hay không. Tiếp đó, lẩn tránh để tránh biện pháp trừng phạt.

“Dù theo cách nào thì doanh nghiệp và cơ quan quản lý cũng cần tránh việc xuất khẩu quá nhanh, quá “nóng” vào một thị trường để quốc gia đó không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại này thì cũng áp dụng biện pháp khác”- ông Thành nói thêm.

Bộ Công Thương vào cuộc quyết liệt

Diễn biến trong thời gian qua cho thấy, việc gian lận xuất xứ thường xảy ra đối với hàng xuất khẩu sang các thị trường áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (như Hoa Kỳ, EU), tức là không yêu cầu doanh nghiệp xuất trình C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Có thể khẳng định, nếu nước nhập khẩu yêu cầu C/O do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì về cơ bản vấn đề gian lận xuất xứ sẽ được xử lý triệt để bởi cơ quan quản lý Việt Nam có thể chủ động kiểm tra, giám sát, siết chặt công tác chứng nhận xuất xứ. Cho tới nay, các lô hàng được cấp C/O Việt Nam đều đáp ứng được điều kiện để cấp C/O, thậm chí đáp ứng được cả quy định của nước nhập khẩu.

Chính vì vậy, với các vụ việc gần đây, cơ quan hải quan Hoa Kỳ không đặt vấn đề điều tra gian lận hay giả mạo xuất xứ mà tiếp cận theo hướng khác, cụ thể là chống lẩn tránh. Có thể nói, chống lẩn tránh là hiện tượng tương đối mới trong thực tiễn thương mại quốc tế. Cụ thể, các nước sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa của một nước thứ ba thì có thể điều tra chống lẩn tránh với hàng hóa tương tự của Việt Nam nếu xuất khẩu mặt hàng đó từ Việt Nam tăng nhanh, mặc dù không có gian lận xuất xứ hoặc gian lận thương mại.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến khó lường thì số vụ điều tra với lý do “chống lẩn tránh” được nhìn nhận là sẽ ngày càng nhiều lên, đặc biệt do những nhìn nhận khác nhau trong nội bộ WTO như đã dẫn ở trên. Do đó, trong chức năng quản lý của mình và nhất là nhằm thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ phân công trong Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng về thương mại và gian lận xuất xứ”, Bộ Công Thương đã và đang hành động quyết liệt.

Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần hết sức tỉnh táo, thường xuyên theo dõi cảnh báo của Bộ. Đặc biệt, tránh nhập nguyên liệu từ các nước, vùng lãnh thổ đang bị đánh thuế cao để sản xuất hàng xuất khẩu.

Thái độ quyết liệt của Bộ Công Thương cũng đã được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thể hiện rõ khi trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra. Bộ trưởng cho biết, Bộ đã lên danh sách các cảnh báo sớm về các nguy cơ gian lận thương mại trong một số mặt hàng. Ví dụ, hiện nay có tới 25 mặt hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ và các nước khác đang có nguy cơ bị lợi dụng trong đó có những mặt hàng rất cao như là điện tử, gỗ dán, dệt may, da giày, v.v..

“Mới đây nhất, Bộ đã báo cáo với Thủ tướng và Thủ tướng đã cho phép xây dựng thông tư cho tạm dừng việc nhập khẩu và tạm nhập khẩu cũng như là truyền tải xuất khẩu các mặt hàng của gỗ dán đi Hoa Kỳ, vì đây là mặt hàng có tăng trưởng lên tới hơn 400% trong thời gian qua và gây nguy cơ lớn cho câu chuyện gian lận thương mại và xuất xứ địa Hoa Kỳ”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Và chỉ 5 ngày sau buổi chất vấn trên, ngày 12/11/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Thông tư 22/2019/TT-BCT về tạm dừng việc tạm nhập cũng như xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam đi Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ 27/12/2019 kéo dài hết năm 2024.

Mục tiêu của việc ban hành Thông tư này nhằm tăng cường quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ để phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, dẫn tới nguy cơ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp siết chặt quản lý đối với gỗ dán xuất khẩu của Việt Nam, tác động tiêu cực đến sản xuất trong nước và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Bộ Công Thương cũng đang tiếp tục phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tổ chức khuyến nghị cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo về những nguy cơ bị gọi là trừng phạt thương mại cũng như bị áp thuế trong các mặt hàng khác.
Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh vừa đưa ra quyết định sẽ nới lỏng những hạn chế mua nhà ở của người dân thành phố này, trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc đang khó khăn.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn lệnh ngừng bắn 120 ngày; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái sau khi làn sóng biểu tình lan rộng ở Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột ''khó có thể kết thúc sớm''

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột “khó có thể kết thúc sớm”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Tham dự, phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Pháp

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Pháp

Ngày 2/5/2024, bên lề Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc gặp gỡ và làm việc song phương.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu.
Các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với khí đốt của Nga dẫn đến tăng giá

Các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với khí đốt của Nga dẫn đến tăng giá

Thị trường khí đốt tự nhiên đã khởi động tuần đầu tiên của tháng 5 với xu hướng tăng giá, với giá khí đốt Henry Hub tăng 26,4% lên 2,03 USD/MMBtu.
Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah?

Chiến sự Israel - Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah?

Chiến sự Israel – Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah sẽ là thảm họa khi kéo theo hàng nghìn người tỵ nạn
Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào giá thế giới, có thời điểm biến động mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Pakistan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine và đã bất ngờ đánh lui các đơn vị của Tiểu đoàn Kraken.
Chiến sự Nga-Ukraine 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne

Chiến sự Nga-Ukraine 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne.
Australia đẩy mạnh điện gió ngoài khơi hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Australia đẩy mạnh điện gió ngoài khơi hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Ngày 1/5, Chính phủ Australia công bố phát triển 12 dự án điện gió ngoài khơi tại nước này, hướng tới đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel dựa trên cáo buộc ngăn cản cứu trợ nhân đạo.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza; Israel tiến hành đột kích ở Bờ Tây Jordan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/5/2024: Xe tăng Abrams đã “hành quân” tới Moscow; ATACMS mất thiêng ở Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/5/2024: Xe tăng Abrams đã “hành quân” tới Moscow; ATACMS mất thiêng ở Crimea

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/5/2024: Xe tăng Abrams đã “hành quân” tới Moscow; ATACMS mất thiêng ở Crimea.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động