Chủ nhật 24/11/2024 22:42

Giải pháp nào xoay hướng xuất khẩu nông sản từ đường bộ sang đường biển?

Hàng trăm tấn thanh long trong vụ thu hoạch này đang gặp khó trong xuất khẩu bằng đường bộ sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Xoay hướng xuất khẩu từ đường bộ sang đường biển là giải pháp được bàn tới đối với trái thanh long nói riêng và nhiều mặt hàng nông sản.

Tuy nhiên, muốn xây dựng được con đường riêng này cần có thời gian để đầu tư, chuyển đổi, trong đó, cần thay đổi tư duy trong việc chuyển sang xuất khẩu chính ngạch và thay đổi các bạn hàng.

Số lượng vận tải bằng đường biển tăng lên đáng kể

Tại cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua vận tải đường biển diễn ra chiều ngày 12/1, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) - cho biết, trong quý I/2022, riêng 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang có nhu cầu xuất khẩu 147.500 tấn thanh long, trong đó, nhu cầu xuất khẩu bằng đường biển 101.216 tấn và cần khoảng 5.087 container đông lạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu đường biển sang Trung Quốc hiện đang gặp nhiều khó khăn do chi phí vận chuyển qua đường biển tăng gấp 3 lần so với trước đây, làm tăng chi phí của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện đang thiếu công lạnh và tàu để xuất khẩu; thời gian vận chuyển dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Đồng thời, việc kiểm soát Covid-19 chặt chẽ từ Trung Quốc có thể làm chậm quá trình bốc dỡ hàng tại cảng biển, rủi ro thanh long bị loại bỏ khi phát hiện Covid-19. "Cục Hàng hải đề nghị doanh nghiệp thông tin cần container độ lạnh bao nhiêu, địa chỉ cảng sẽ xuất khẩu để điều tiết", ông Lê Thanh Tùng nói.

Vùng trồng thanh long Bình Thuận

Xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới phía Bắc gặp khó đặt ra bài toán chuyển đổi hình thức vận chuyển sang đường biển. Song, việc này là không dễ.

Đại diện của Cục Hàng hải cũng cho biết, để hàng hóa được xuất khẩu theo đường biển sang Trung Quốc cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu. Cụ thể, đó là phải là hàng xuất theo chính ngạch, đồng thời theo quy định của phía Trung Quốc, cần có yêu cầu về mã số vùng trồng rất khắt khe. Nếu hàng chuyển được sang phía bạn nhưng không đảm bảo về chất lượng hoặc về mặt giấy tờ thì sẽ bị trả lại, khi đó chủ hàng sẽ phải chịu toàn bộ chi phí. Đáng chú ý, hiện nay vỏ container lạnh còn thiếu. Nguyên nhân do hàng xuất đi dùng container lạnh nhưng hàng nhập về không có container lạnh, do đó để có được container lạnh, tàu phải có hai lần đi, về. Đồng thời, thông quan bằng đường biển cũng còn một số khó khăn do phía Trung Quốc kiểm soát kỹ do thực hiện chính sách “Zero Covid”, do đó, một số bãi chứa hàng cũng bị ùn tắc và giá lên cao tại các cảng biển Trung Quốc.

Cũng theo đại diện của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện có khoảng 30 công ty vận tải biển đang khai thác việc vận chuyển, lưu thông containter từ Việt Nam ra Trung Quốc như COSCO, SITC, Yangming... Hầu hết những tuyến đường vận chuyển đều đi qua các cảng lớn tại Trung Quốc, ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Đại Liên, Thâm Quyến, Thiên Tân… Sau đó, các containter hàng sẽ di chuyển bằng đường bộ đến nơi tiêu thụ. Do đặc thù của containter lạnh, công suất chuyên chở trên mỗi tàu chỉ đạt khoảng 20% tổng số containter vận chuyển. Tại Việt Nam, hai khu vực vận chuyển đường biển chủ yếu sang Trung Quốc nằm tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, containter lạnh đi từ Hải Phòng, tại các cảng Lạch Huyện, Đình Vũ; còn containter chở nông sản xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, hoặc làm thủ tục tại đây rồi vận chuyển ra cảng Cái Mép – Thị Vải. "Có một sự dịch chuyển về vận chuyển nông sản trong tháng 12/2021. Theo thống kê, số containter vận chuyển tháng này là 4.000, gấp gần 3 lần so với tháng 11 (khoảng 1.400 containter)", đại diện Cục Hàng hải Việt Nam chia sẻ.

Cần có các giải pháp cốt lõi hơn cho vấn đề mở tuyến đường biển

Tại cuộc họp, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho hay, đây thời điểm khâu vận chuyển đang bị ùn tắc và nói nhiều đến câu chuyện chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Từ 5-6 năm nay, Bộ đã nhiều lần khuyến cáo các địa phương thay đổi phương thức từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Theo ông Hải, đây không chỉ là vấn đề xuất khẩu qua cửa khẩu mà còn là vấn đề thay đổi tư duy của các thành phần liên quan, từ các cơ quan Trung ương đến các hiệp hội, các hộ sản xuất,… Nếu không thay đổi đồng bộ thì rất khó chuyển sang chính ngạch.

“Đây là thời điểm mà chúng ta cần có quyết tâm để chuyển đổi. Vừa thay đổi tư duy doanh nghiệp, hộ sản xuất, còn là thay đổi bạn hàng. Ví dụ, thanh long chủ yếu bán cho thương nhân trong khu vực biên giới, như vậy, với các thương nhân đó, chuyển sang bằng đường biển thì họ không tiếp nhận được. Do đó, ở đây còn là việc thay đổi khách hàng lớn, mua hàng trong nội địa, thay vì dựa vào thương lái dọc vùng biên, điều này cần có quá trình. Nếu các thương lái, chủ hàng ngại việc này, thì chúng ta sẽ lại quay trở lại câu chuyện như hiện nay” – ông Trần Thanh Hải phân tích.

Ngoài ra, ông Hải cũng nhấn mạnh, với việc gỡ khó cho xuất khẩu nông sản hiện nay, nếu hãng tàu có thiện chí thì số lượng cũng không đáng kể. Vì vậy, về lâu dài, muốn tàu tăng công ổn định cần phải có cam kết lượng hàng đi mỗi tháng.

Đề xuất các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản bằng đường biển, ông Lê Quang Trung – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty hàng hải Việt Nam- cho rằng, cần có các giải pháp căn cốt hơn cho vấn đề mở tuyến đường biển, bởi đây là vấn đề liên quan đến việc xây dựng hệ thống, đầu tư tàu,… Do đó, trong trường hợp có thể tạo ra tuyến ổn định, mong muốn Bộ NN&PTNT sẽ là đầu mối để làm sao gom được, tập trung được các nhu cầu để phía vận tải, các công ty trong hiệp hội logistics có thể đưa ra các giải pháp trọng tâm.

Bên cạnh đó, nếu xây dựng tổ công tác để chuyển đổi trong dài hạn từ xuất khẩu nông sản đường bộ sang đường biển, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các hội viên sẽ là đầu mối để gặp gỡ các chủ hàng, các nhà xuất khẩu lớn,… Từ đó, sẽ đưa ra các giải pháp về chi phí làm sao cho các nhà xuất khẩu Việt Nam có được bài toán kinh tế và ổn định hơn trong dài hạn.

Về giải pháp của ngành hàng hải thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - thông tin, đã đạt thỏa thuận với một số hãng tàu trong việc vận chuyển nông sản thẳng từ đồng bằng sông Cửu Long ra cảng Cái Mép – Thị Vải, giúp giảm thiểu độ trễ trong quá trình lưu thông.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Sang cho hay, vận chuyển bằng đường biển sẽ có thủ tục chỉn chu hơn, đồng thời, cần có thời gian hình thành các tuyến. Vừa qua, các hãng tàu đã có những nỗ lực nhưng không thể gánh được hết do năng lực về phía hàng hải nếu tăng ngay cũng không thể tăng quá lớn, cần có thời gian để xây dựng thêm.

“Trong trường hợp muốn tăng lượng nông sản xuất khẩu bằng đường biển thì cần có thời gian, cần có sự làm việc giữa chủ hàng với hãng tàu mới có thể xuất khẩu sang Trung Quốc. Về phía Bộ Giao thông Vận tải sẵn sàng cùng với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT làm cầu nối giữa chủ hàng, nhà xuất khẩu và người mua của phía bạn” - Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết.

Trước ý kiến của các Bộ, ngành, doanh nghiệp về vấn đề xuất khẩu bằng đường biển, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT – cho biết, Bộ sẽ giao nhiệm vụ cho Tổ công tác 970 phối hợp với Hiệp hội rau quả, các doanh nghiệp để cùng tính toán kỹ lưỡng và có các đề xuất, gợi ý đi đường biển số lượng bao nhiêu, thời gian nào để Cục Hàng hải liên hệ đến các hãng tàu… nhằm giảm chi phí cho đường biển.

Ngoài ra, ông Trần Thanh Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương ở biên giới như: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh để nắm thông tin kịp thời, liên hệ thường xuyên để đảm bảo lượng hàng không bị ùn tắc. Đây là vấn đề các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng