Chủ nhật 24/11/2024 09:51

Giải pháp công nghệ và AI giúp doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng cạnh tranh

Tại Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam 2024 vừa khai mạc, nhiều giải pháp sáng tạo cho ngành công nghiệp đã được giới thiệu tới nhà sản xuất trong nước.

Tại Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam (VIMF) 2024 vừa khai mạc, nhiều giải pháp sáng tạo và bền vững cho ngành công nghiệp đã được giới thiệu tới các nhà sản xuất trong nước.

Đây là triển lãm công nghiệp quốc tế được tổ chức nhằm kết nối các nhà cung cấp máy móc, phụ tùng, thiết bị, công nghệ và giải pháp quy trình với các nhà sản xuất trong ngành ô tô, điện tử, máy móc, dệt may, giày da và các ngành công nghệ cao.

Đại diện Siemens giới thiệu các công nghệ mới

Giám đốc Ban Công nghiệp số của công ty Siemens Việt Nam, ông Trần Thế Hiển nhận xét: “Lĩnh vực công nghiệp và sản xuất là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, lĩnh vực này đã trở thành một nguồn đóng góp quan trọng cho GDP của quốc gia, chiếm tỉ trọng ấn tượng tới 33-35% vào năm 2022. Điện tử, thực phẩm và đồ uống là hai ngành nổi trội với tốc độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển to lớn”.

Tham gia VIMF 2024, Tập đoàn Siemens giới thiệu dải sản phẩm và giải pháp tiên tiến, hiện đại được hỗ trợ bởi AI nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống và điện tử tăng tốc hành trình chuyển đổi số, nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững hơn.

ROBITSI Delta Picker

Trong số các giải pháp được giới thiệu có ROBITSI – Delta Picker. Được phát triển bởi nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) trong nước là Idea Tech, ROBITSI là rô-bốt delta có thể gắp và thả sản phẩm từ băng chuyền này sang băng chuyền khác với tốc độ nhanh và hiệu quả cao. Đây là giải pháp ứng dụng các công nghệ của Siemens như hệ thống tự động hoá tích hợp hoàn toàn (TIA Portal) tích hợp bộ điều khiển logic khả trình (PLC), bộ điều khiển chuyển động nâng cao, điện toán điên công nghiệp và giải pháp điều khiển rô bốt. Giải pháp này được xây dựng để cách mạng hóa cách các OEM thiết kế quy trình cho máy móc của họ, tối ưu hóa sản xuất và đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

Trong bối cảnh các ngành công nghiệp ngày càng trở nên phức tạp và đối mặt với nhiều nguy cơ về an ninh mạng hơn, khả năng phát hiện các mối đe dọa ngay ở giai đoạn đầu sẽ giúp tăng cường bảo mật và tính khả dụng của các hệ thống công nghiệp. Giải pháp Industrial Anomaly Detection được hỗ trợ bởi công nghệ AI của Siemens mang lại sự minh bạch về tài sản và dữ liệu được trao đổi trong các mạng truyền thông công nghiệp, đồng thời tăng cường bảo mật bằng cách chủ động xác định các điểm bất thường và mối đe dọa trên hệ thống.

Ông Hiển cho biết thêm, đối với ngành điện tử đang ngày một lớn mạnh, Siemens mang đến những công nghệ và phần mềm công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Những giải pháp này được thiết kế để nâng cao năng suất và hiệu quả, đồng thời đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh. Trong ngành thực phẩm và đồ uống, doanh nghiệp đang cách mạng hóa hoạt động sản xuất bằng các giải pháp số hóa và tự động hóa. Chúng cho phép các ngành công nghiệp đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của từng khách hàng mà không ảnh hưởng đến chất lượng, một yếu tố quan trọng trong một thị trường cạnh tranh như Việt Nam.

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

AI tạo sinh 'thuần Việt' và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc

Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Phó Tổng biên tập Vietnamplus 'bày" cách để trí tuệ nhân tạo thành trợ thủ của nhà báo Việt

Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI: Thiết lập tiêu chuẩn mới của bán lẻ đa kênh

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam

Hậu Giang: Thưởng 20 triệu đồng và tặng bằng khen cho đơn vị đoạt giải Nhất chuyển đổi số

Sản phẩm SM AirSeT của Schneider Electric nhận giải tại Better Choice Awards 2024

Vinh danh 45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa 'cập bến' Việt Nam?

Futuretech Việt Nam 2024: Hướng tới kiến tạo một thế giới thông minh và bền vững

Cổ phiếu Apple chao đảo vì iPhone 16… ế khách

Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

ABB trình làng giải pháp Quản lý lưới phân phối thông minh

ABB ra mắt REX615 nâng tầm tiêu chuẩn về bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

Nắm bắt xu hướng công nghệ mới để phát triển bền vững

Ra mắt tủ chăm sóc quần áo thông minh LG Styler thế hệ mới

Camera nhiệt AI - giải pháp mới trong phòng cháy chữa cháy

MasterPacT MTZ Active: Tận dụng số hóa giảm mức tiêu thụ năng lượng và khí thải các-bon