Thứ hai 18/11/2024 23:20

Giải “bài toán” ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long: Quy hoạch diện tích canh tác

“Ngập mặn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đó, cần nghiên cứu, tìm giải pháp hạn chế tối đa các vùng đất bị ngập mặn, hạn hán”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây.
Ảnh minh họa

Năm nay, ĐBSCL bị hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục trong 100 năm qua. Để đối phó với tình trạng này, theo Bộ trưởng cần triển khai giải pháp gì?

Trước hết, phải nghiên cứu giống cây chịu mặn cao, ví dụ, như lúa có thể chịu được độ mặn tới 10 ppt - độ mặn để nuôi tôm. Thực tế, Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công giống lúa chịu được độ mặn tương đối tốt nhưng chất lượng của loại gạo này chưa cao, do đó chưa được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp khởi đầu để sau này, chúng ta có thể phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương thực.

Thứ hai, phải quy hoạch lại diện tích canh tác. Những vùng trồng lúa tốt, giữ để cho mặn không xâm nhập. Vùng đất đã bị xâm nhập mặn tấn công và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sẽ nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.

Bộ trưởng Nguyễn Quân:

Quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ là tập trung vào những giống lúa năng suất cao và chất lượng tốt chứ không nên chạy theo diện tích.

Để ngăn việc xâm nhập mặn và điều tiết nước ngọt, đòi hỏi phải đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này thời gian qua có thể ứng dụng trong tình hình hiện nay không, thưa Bộ trưởng?

Trong tương lai, ĐBSCL sẽ còn đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng và càng ngày ngập mặn càng lớn, nếu tất cả các đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông từ Trung Quốc đến Lào, Campuchia được xây dựng thiếu tính toán. Do đó, ngoài biện pháp làm đê ngăn mặn, đê chắn sóng, tạm thời chúng ta có thể dùng kết quả nghiên cứu của ngành thủy lợi Việt Nam về đập xà lan - khi mực nước xuống thấp, dùng đập đó chắn nhằm dâng cao mực nước ở hạ nguồn các con sông, giúp cho có thể giữ được nước ngọt và chống ngập mặn. Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời, biến đổi khí hậu rất phức tạp, chắc chắn phải tiếp tục nghiên cứu, để làm sao đảm bảo được nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.

Một số nhà khoa học cho rằng, Việt Nam nên sử dụng cây trồng biến đổi gen trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trước vấn đề này, quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?

Hiện nay, trong giới khoa học vẫn có 2 quan điểm trái ngược nhau. Một quan điểm mong muốn có cây trồng biến đổi gen và phát triển loại cây trồng này để thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh... Quan điểm ngược lại, người ta cho rằng cây trồng biến đổi gen vẫn chưa được đánh giá đầy đủ về ảnh hưởng đối với loài người. Do đó, nhiều nước trên thế giới vẫn cấm cây trồng biến đổi gen, ví dụ châu Âu.

Vì vậy, chúng ta cũng phải rất thận trọng. Mặc dù, công trình nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen nhiều, giống cây này đưa vào Việt Nam cũng không ít, giống do Việt Nam tạo ra đã có nhưng chưa thể trở thành một cây trồng chính trên diện tích rộng và đại trà.

Bộ Khoa học và Công nghệ có chỉ đạo gì cho các đơn vị tuyến dưới tập trung vào nghiên cứu đẩy lùi hạn mặn?

Qua làm việc với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi có định hướng, để các viện nghiên cứu, tập đoàn tập trung nghiên cứu vào những nội dung trọng điểm. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ lo bố trí kinh phí nghiên cứu và tìm cách phối hợp các đơn vị nghiên cứu của các Bộ, ngành với nhau để có thể tạo ra các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả hơn.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga (ghi)
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Ban Bí thư chuẩn y ông Nguyễn Đức Tuy giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Bão số 9 giật cấp 14, tiến vào vùng biển miền Trung

Thay đổi lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Thông tư mới về công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng dân quân tự vệ

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Quy định hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ từ ngày 1/7/2025

Lừa đảo vé concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai': Luật sư 'bóc' mánh khóe tinh vi

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Khách hàng TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Mega 6/45 gần 46 tỷ đồng