Thứ sáu 22/11/2024 06:54

Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hỗ trợ 'hồi sinh' 12.000 ha cao su

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Gia Lai đánh giá kỹ hơn việc tại sao hơn 12.000 ha cao su chết và nếu chuyển đổi diện tích này thì sẽ trồng cây gì cho hiệu quả.

Gỡ khó cho 12.000 ha cao su chết

Chiều ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Gia Lai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, các dự án thủy lợi.

Tại buổi làm việc, ông Dương Mah Tiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, từ năm 2018 đến nay, ngoài diện tích hơn 12.000ha cây cao su bị chết, kém phát triển, tiếp tục phát sinh thêm gần 4.500ha nữa. Các doanh nghiệp muốn chuyển đổi các dự án cao su kém hiệu quả sang thực hiện các dự án khác (nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi, năng lượng tái tạo….) để sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tạo nguồn thu, tháo gỡ những khó khăn về kinh tế cho các doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc cho tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Tuấn Anh)

Từ đó, tỉnh này đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển mục đích sử dụng rừng; trồng rừng thay thế khi chuyển đổi diện tích cao su bị chết, kém phát triển sang đầu tư các dự án khác. Đồng thời, cho phép tỉnh Gia Lai được chuyển đổi diện tích cao su bị chết, kém phát triển sang các dự án khác phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất và điều kiện thực tế tại địa phương.

Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, Gia Lai cần thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đó là, Gia Lai cần phải rà soát kỹ tổng diện tích cao su bị chết để từ đó phân loại xác định nguồn gốc đất rừng. Cụ thể, trước khi hình thành rừng cao su có rừng tự nhiên không hay là đất trống. Bởi khi chuyển đất rừng sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp phải tuân theo quy định của Luật Lâm nghiệp.

Cụ thể, nếu chuyển mục đích sử dụng rừng trồng thì phải trồng rừng thay thế bằng một diện tích tương đương; đối với rùng tự nhiên phải trồng rừng thay thế bằng ba lần diện tích chuyển đổi. Bên cạnh đó, Gia Lai cũng cần xác định phương án cụ thể sử dụng diện tích cao su bị chết này để làm cái gì. Khi đó, tỉnh cùng Bộ, ngành sẽ cùng nhau bàn hướng tháo gỡ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, với việc hơn 12.000ha cao su bị chết, kém hiệu quả nhưng tỉnh Gia Lai có mỗi văn bản đề nghị cho phép chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, cây nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội. Như vậy là chưa thuyết phục, chúng ta cần có hẳn 1 tập hồ sơ đánh giá kỹ hơn về việc tại sao cao su chết và chết rồi thì phải làm sao. Còn nếu chuyển đổi hơn 12.000ha cao su đó thì sẽ trồng cây gì cho hiệu quả.

Gia Lai kiến nghị Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi 12.000 ha cao su chết, kém hiệu quả. (Ảnh: Hồng Phong)

“Sau khi chuẩn bị hồ sơ nghiêm túc, xác định hết thực trạng của vấn đề cao su bị chết, kém phát triển, Bộ NN&PTNT sẽ đồng hành cùng với tỉnh để tháo gỡ những khó khăn trên”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Phát huy hiệu quả thủy lợi nghìn tỷ

Đối với dự án thủy lợi Ia Mơr (3.000 tỷ đồng), UBND tỉnh Gia Lai kiến nghị ưu tiên bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của Bộ để đầu tư xây dựng hệ thống kênh nhánh, hệ thống bơm tưới.

Ông Lê Hồng Linh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NN&PTNT) cho biết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo rất rõ, thủy lợi Ia Mơr, đã tạo ra kho nước với hơn 200 triệu m3 và đã xây dựng xong 100km kênh tưới để phục vụ cho hơn 9.000ha cây trồng. Hiện còn hơn 4.700 ha phải chuyển đổi đất rừng, việc này tỉnh cũng đã kiến nghị ra Bộ NN&PTNT. Sau khi xem xét, Bộ NN&PTN thống nhất không chuyển đổi đất rừng mà sẽ tìm vùng tưới mới. Trong thời gian tới, Bộ sẽ báo cáo vấn đề này với Thủ tướng Chính phủ để làm sao phát huy hết công năng, hiệu quả của thủy lợi Ia Mơr.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đối với dự an thủy lợi Ia Mơr, Bộ sẽ phối hợp cùng UBND 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh, mở rộng vùng tưới và bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh trong trung hạn 2026-2030, đảm bảo phát huy mục tiêu, nhiệm vụ dự án đã đề ra.

Hồng Phong
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024