Giá gas hôm nay 8/6: Tiếp đà tăng, đạt 2,29 USD/mmBTU
Sự sụt giảm giá khí đốt của Mỹ xảy ra ngay cả khi lượng điện gió thấp buộc các nhà phát điện phải đốt nhiều khí đốt hơn để sản xuất điện trong bối cảnh sản lượng hàng ngày của nước này giảm, xuất khẩu sang Mexico tăng và dự báo thời tiết nóng vào giữa đến cuối tháng 6.
Đường ống dẫn khí |
Lượng điện do gió của Mỹ tạo ra cho đến nay trong tuần này đã giảm xuống chỉ còn 5% trong tổng số so với mức cao gần đây là 12% trong tuần kết thúc vào ngày 12/5, theo dữ liệu năng lượng liên bang. Điều đó đã thúc đẩy lượng điện năng được tạo ra từ khí đốt trong tuần này lên 43%, tăng từ khoảng 40% trong những tuần gần đây.
Khi các máy phát điện đốt nhiều khí đốt hơn để sản xuất điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điều hòa không khí ngày càng tăng, thì sẽ có ít nhiên liệu hơn để dự trữ cho mùa sưởi ấm mùa Đông cao điểm. Điều đó giúp tăng giá khí đốt tự nhiên.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết, sản lượng khí đốt trung bình ở 48 Tiểu bang vùng Hạ của Mỹ đã giảm xuống 102,3 bcf/ngày cho đến tháng 6, giảm từ mức kỷ lục hàng tháng là 102,5 bcf/ngày trong tháng 5.
Tuy nhiên, trên cơ sở hàng ngày, sản lượng đang trên đà giảm khoảng 1,7 bcf/ngày xuống mức thấp sơ bộ trong 6 tuần là 101,3 bcf/ngày. Đó sẽ là mức giảm sản lượng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 1, nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng dữ liệu sơ bộ thường được sửa đổi sau đó trong ngày.
Bên cạnh đó, xuất khẩu của Mỹ sang Mexico đã tăng lên mức trung bình 7,5 bcf/ngày cho đến nay trong tháng 6, tăng từ 5,9 bcf/ngày trong tháng 5, theo Reuters.
Theo dự báo thời tiết, vào nửa cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 nhiệt độ ổn định sẽ không còn thì nhu cầu sử dụng nhiên liệu sẽ tăng trở lại. Và thị trường dường như đang bắt đầu định giá và khả năng tăng giá hơn nữa có thể thành hiện thực.
Sự phục hồi diễn ra sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo trong đợt tổng kết lượng khí đốt lưu trữ trong tuần kết thúc vào ngày 26/5 rằng, lượng dự trữ nhiên liệu của Mỹ đã tăng 110 bcf vào tuần trước.
Năm 2023, LNG trở thành nguồn khí đốt chính của EU, chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu vào khối, theo Mạng lưới các nhà điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt châu Âu (ENTSOG). Nguồn cung cấp LNG chủ yếu từ Na Uy, chiếm 26% lượng nhập khẩu kể từ đầu năm và 12% được rút từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất.
Châu Âu cũng là khách hàng lớn nhất trên thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu vào năm 2022. Khu vực này đã nhập khẩu khối lượng cao hơn đáng kể so với những các quốc gia khác trong bối cảnh tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống từ Nga.
Trong những năm trước, EU nhập khẩu lượng LNG thấp hơn so với Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang đã buộc khối phải tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu thay thế.
Mặc dù, EU tăng cường nhập khẩu LNG thay vì mong muốn cắt giảm nhập khẩu từ Nga, nhưng tỷ trọng xuất khẩu khí đốt của Nga sang EU trong tháng 5 vẫn cao hơn khối lượng cung cấp khí đốt từ Anh.
Tại thị trường trong nước, do giá gas thế giới tháng 6 chốt ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên các doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/6, giá gas của Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương sẽ giảm 35.500 đồng/bình 12 kg và 148.000 đồng/bình 50 kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tối đa 403.000 đồng/bình 12 kg và 1.678. 000 đồng/bình 50 kg.
Tương tự, Công ty Cổ phần kinh doanh gas LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam, giá gas giảm 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45kg. Giá bán lẻ đến người tiêu dùng 384.912 đồng/bình 12kg và 1.443.000 đồng/bình 45kg.
Các sản phẩm gas bán lẻ mang thương hiệu City Petro cũng giảm 2.968 đồng/kg. Như vậy, bình gas loại 12kg của City Petro sẽ giảm 35.500 đồng/bình, loại bình gas 45kg sẽ giảm đến 133.500 đồng/bình.
Đại diện Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết, mức giá giảm này đúng như dự báo.
Như vậy, sau khi giá giảm đến 58.000 đồng/kg hồi tháng 4, đây là tháng thứ 2 giá gas tiếp tục giảm. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas có bốn tháng giảm và 2 tháng tăng.