Thứ hai 23/12/2024 07:30

Giá gas hôm nay 11/9: Giá khí đốt dự báo sẽ tiếp tục "leo thang"

Tin giá gas hôm nay 11/9: Giá khí đốt vốn đã cao chóng mặt ở châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục leo thang trong những tháng mùa đông sắp tới.

Giá khí đốt dự kiến còn biến động

Trong những giao dịch cuối tuần, giá gas quay đầu tăng, ghi nhận mức điều chỉnh trên 1% và giao dịch quanh mức 8 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022.

Các nước châu Âu đang đẩy nhanh tiến độ tích trữ khí đốt

Một số phân tích cũng cho thấy, giá khí đốt tự nhiên dao động trong một phạm vi hẹp với mức biến động khiêm tốn vào hôm thứ sáu (9/9) trước khi kết thúc trong sắc xanh tích cực. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các nhà giao dịch đánh giá các mô hình thời tiết mát mẻ hơn trong thời gian tới và sản lượng tăng cao chống lại thâm hụt lưu trữ kéo dài đang tác động đáng kể đến giá khí đốt tự nhiên thế giới.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trở nên nghiêm trọng hơn sau khi Nga cắt vô thời hạn việc cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1, đường ống dẫn khí đốt lớn nhất giữa nước này với EU. Lý do được hãng khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga đưa ra cho việc “khoá van” Nord Stream 1 là sự cố rò rỉ dầu tại một turbine của đường ống.

Châu Âu cáo buộc Nga dùng năng lượng làm “vũ khí” để trả đũa sự trừng phạt mà EU áp lên Nga liên quan tới chiến tranh Nga-Ukraine. Moscow phủ nhận cáo buộc này, nói rằng việc giảm cung cấp khí đốt chẳng qua do vấn đề kỹ thuật và do những trở ngại xuất phát từ chính các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch giá trần cho mùa đông năm nay, các nước châu Âu cũng đang đẩy nhanh tiến độ tích trữ khí đốt, cho dù nguồn cung từ Nga giảm xuống mức thấp. Trong số đó, Đức là nước đối mặt với rủi ro cao nhất khi Nga cắt giảm nguồn cung. Đồng thời, nền kinh tế nước này bị đánh giá là sẽ chìm sâu trong suy thoái nếu bị cắt khí đốt hoàn toàn.

Giữa lúc căng thăng gia tăng, người đứng đầu điện Kremlin cảnh báo, các hợp đồng mua bán năng lượng giữa Nga và châu Âu có thể bị phá bỏ nếu EU áp trần giá lên khí đốt Nga. Song lời cảnh báo của nhà lãnh đạo không cản được EU có thêm bước tiến trong ý định áp trần giá lên khí đốt Nga. Ngoài ra, EU cũng công bố kế hoạch áp trần lên giá điện từ các nhà máy phát điện không dùng khí đốt làm đầu vào.

Giá khí đốt vốn đã cao chóng mặt ở châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục leo thang trong những tháng mùa đông sắp tới, buộc các chính phủ trong khu vực phải triển khai các kế hoạc chi tiêu khổng lồ để ngăn sự đổ vỡ của các công ty cung cấp năng lượng và hỗ trợ người tiêu dùng đang ngập trong cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí chưa từng có tiền lệ.

Giá khí đốt tăng quá cao đã khiến nhiều doanh nghiệp ở châu Âu phải cắt giảm sản xuất và các chính phủ trong khu vực phải chi nhiều tỷ USD để hỗ trợ người tiêu dùng vượt qua “bão giá”.

Nhà phân tích của công ty Investec nhận định, giá khí đốt "dự kiến còn biến động". Điểm mấu chốt và đáng lo ngại với châu Âu là đây mới chỉ là giữa hè. Giá khí đốt còn có thể tăng cao hơn khi mùa đông tới. Lúc đó, nhu cầu sưởi ấm sẽ cao hơn.

Trước khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine, châu Âu nhập khẩu từ Nga 40% lượng khí đốt mà 30% lượng dầu mà khu vực này tiêu thụ hàng năm. Tuy nhiên, đường ống dẫn này đã chỉ chạy ở mức 20% công suất trước khi dòng chảy bị ngừng vào tuần trước để bảo trì.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck gần đây đã tuyên bố: “Nước Đức đã có những sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng cho mùa đông”. Hiện tại, bình quân lượng khí đốt dự trữ của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) hiện đạt gần 80% công suất. Mục tiêu của EU là đến ngày 1/11, dự trữ của tất cả các nước thành viên trong khối đạt ít nhất 80% lượng yêu cầu.

Ông Steve Blair, Giám đốc Điều hành Tài khoản Cấp cao của Marex North America LLC, nói với NGI rằng, hợp đồng kỳ hạn đã tăng trong hai ngày cuối cùng của tuần giao dịch từ dữ liệu hàng tồn kho liên bang mới nhất. Mặc dù còn nhiều cách, nhưng họ có thể đối mặt với mùa Đông sắp tới với lượng khí đốt tương đối thấp được dự trữ.

Cơ quan Thông tin Năng lượng của Mỹ (EIA) báo cáo đã bơm 54 Bcf khí tự nhiên vào kho chứa trong tuần kết thúc vào ngày 2/9. Khí dự trữ trong kho đã tăng lên 2.694 Bcf, nhưng các kho dự trữ thấp hơn 222 Bcf so với một năm trước đó và thấp hơn 349 Bcf so với mức trung bình 5 năm.

Giá gas trong nước tháng 9 tiếp tục "hạ nhiệt"

Ở trong nước, giá gas hôm nay vẫn giữ mức ổn định. Cụ thể, giá gas bán lẻ trong nước từ ngày 1/9 tiếp tục giảm tháng thứ năm liên tiếp; trong đó, bình 12 kg giảm xoanh quanh mức 7.000 đồng/bình tùy từng công ty.

Trong đó, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 9/2022 tại thị trường Hà Nội là 423.100 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.692.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.000 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Tương tự, tại Công ty Cổ phần Kinh doanh khí Miền Nam (Gas South), mỗi bình gas bán lẻ giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 26.000 đồng/bình 45kg từ 1/9.

Cụ thể, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 426.900 đồng/bình 12kg và 1.601.736 đồng/bình 45kg cho các sản phẩm thương hiệu Gas South như: Gas Dầu Khí; VT Gas; A Gas; Đặng Phước Gas; Đak Gas; JP Gas.

Theo Tổng Công ty Gas Petrolimex, nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 9 ở mức 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước đó nên Tổng Công ty thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.

Còn theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 9 là 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước đó, dẫn đến giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục hạ nhiệt.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Giá gas hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất 121.300 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 23/12/2024: Giá USD vẫn nóng

Giá xăng dầu hôm nay 23/12/2024: Dự báo tiếp tục lao dốc

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giảm sâu

Dự báo giá vàng ngày mai 23/12/2024: Vàng sẽ bật tăng trong tuần tới?

Dự báo giá tiêu ngày mai 23/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai trở lại chu kỳ tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 23/12/2024: Giá cà phê phục hồi

Giá vàng chiều nay 22/12/2024: Giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/12 và tuần qua: Gạo các loại biến động mạnh, lúa tươi quay đầu

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Vàng nhẫn tiếp tục "vượt mặt" vàng miếng

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Nhiều tỉnh thiết lập bảng giá mới, đạt 68.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 22/12/2024: Bạc phục hồi trở lại sau nhiều phiên giảm liên tiếp

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/12/2024: Đồng Yên Nhật “chợ đen” tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 22/12/2024: Đồng USD quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay 22/12/2024: Giá dầu giảm 3% trong tuần

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm

Dự báo giá vàng ngày mai 22/12/2024: Xu hướng tăng vẫn bị chi phối