Thứ tư 27/11/2024 12:37

Gấp rút gỡ khó cho xuất khẩu xoài

Sau thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu trái xoài Việt Nam do hành vi gian lận xuất xứ, hiện một số địa phương có vùng trồng xoài lớn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải gấp rút tìm đầu ra ở các thị trường khác.

Lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu

Mới đây, Trung Quốc đã thông báo tạm ngưng nhập khẩu xoài từ Việt Nam do một số doanh nghiệp, vùng trồng có hành vi gian lận xuất xứ. Trước thông tin này, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - nhận định: Việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu quả xoài của Việt Nam đã dẫn đến những tác hại không hề nhỏ vì lâu nay Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của trái cây Việt Nam (năm 2019 thị trường này chiếm đến hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Nhiều cơ sở đóng gói xoài đang mạo danh các cơ sở được cấp mã số để xuất khẩu song chất lượng không đảm bảo dẫn tới việc bị phía Trung Quốc tạm ngưng nhập khẩu

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc tạm ngưng nhập khẩu của Trung Quốc chưa gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu xoài do mùa vụ tại phía Nam đã kết thúc. Tuy nhiên, ông Nguyên cho rằng, doanh nghiệp vẫn lo ngại thời gian tới đầu ra của trái xoài sẽ như thế nào.

Lý giải nguyên nhân, ông Nguyên cho biết, do được trồng theo tiêu chuẩn để xuất sang Trung Quốc, nên xoài phần lớn xoài Việt Nam hiện tại không đủ điều kiện để vào các thị trường khó tính khác như Mỹ, Nhật Bản… Ngoài ra, sau lệnh tạm dừng xuất khẩu quả xoài, Trung Quốc có thể sẽ siết chặt hơn quy trình kiểm tra đối với các sản phẩm rau quả khác của Việt Nam.

Gấp rút tìm thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính

Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong số các vùng trồng và cơ sở đóng gói vi phạm thì có 2/82 vùng trồng xoài và 1/12 cơ sơ đóng gói của Đồng Tháp trong danh sách vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở đóng gói và xuất khẩu của Đồng Tháp phản ánh họ đang bị các cơ sở khác “mượn” mã số vùng trồng, dẫn tới việc không đạt chất lượng, gây ảnh hưởng tới xuất khẩu xoài nói chung.

Cụ thể, các mã số vùng trồng bị mạo danh là “VN- DTOR- 0017” và “VN- DTOR- 0018”. Tại thời điểm lô hàng bị công bố vi phạm, các mã vùng này không có xoài để thu hoạch. Nhưng có doanh nghiệp vẫn mang xoài qua Trung Quốc và dãn nhãn mã số các vùng trồng nói trên vào các lô xoài này để xuất khẩu.

Bà Đinh Kim Nhung - Phó Giám đốc Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp - khẳng định, từ sau tết đến nay công ty bà không xuất khẩu lô xoài nào qua Trung Quốc nhưng hiện tại có rất nhiều cơ sở đang “xài chùa” mã vùng mà Công ty Kim Nhung đã được phía Trung Quốc cấp.

Bà Nhung kiến nghị, với mỗi lô hàng khi xuất khẩu cần phải có xác nhận của chính những đơn vị “sở hữu” mã vùng trồng thì cơ quan hải quan mới cho thông quan. Có như vậy mới bảo vệ được doanh nghiệp, nông dân làm ăn chân chính, tránh việc giả mạo trục lợi.

Về hướng xuất khẩu trong thời gian tới, Sở Công Thương các tỉnh ĐBSCL (nơi tập trung diện tích xoài khoảng 45.000ha với sản lượng 450.000 tấn/năm), cũng đang liên hệ chặt chẽ với các tham tán, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhằm cấp bách tìm hướng đa dạng hóa thị trường cho trái xoài. Theo đó sẽ có hướng thúc đẩy quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua hình thức online để người tiêu dùng biết tới.

Cùng với đó, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần tăng cường chế biến sâu, tập trung nhiều hơn cho thị trường nội địa thông qua liên kết chặt chẽ với các nhà phân phối, siêu thị.

Theo thống kê của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 2,8 tỷ USD thì quả xoài đã chiếm gần 10%, với khoảng 300 triệu USD. Nay với lệnh cấm nhập khẩu này, một điều chắc chắn là giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ giảm trong thời gian tới.
Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc