Gặp gỡ Nhật Bản 2023: Cầu nối đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản đang thực sự trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau, với sự hợp tác sâu rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa...
Cuộc gặp gỡ Nhật Bản: Cơ hội của các tỉnh Nam Trung bộ “Gặp gỡ Nhật Bản- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” Sắp diễn ra Hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản - khu vực Bắc Trung Bộ"

Kết nối Việt Nam - Nhật Bản

Diễn ra trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" đã diễn ra vào sáng 2/11. Sự kiện cũng nằm trong chuỗi các hoạt động do Bộ Ngoại giao tổ chức hằng năm, nhằm hỗ trợ các địa phương tăng cường hội nhập quốc tế, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài về phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang ở vào giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trong lịch sử, với sự tin cậy chính trị sâu sắc, hợp tác hiệu quả, thực chất trên mọi lĩnh vực.

"Việt Nam vinh dự là điểm đến trong các chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức của các Thủ tướng Nhật Bản (Thủ tướng Shinzo Abe năm 2013 và Thủ tướng Suga Yoshihide năm 2020), cũng như chuyến thăm của Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản tháng 9/2023. Các chuyến thăm đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết và tình cảm gắn bó, gần gũi giữa nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới" - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Nhật Bản luôn coi việc hỗ trợ các địa phương kết nối với các đối tác Nhật Bản là nhiệm vụ quan trọng.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh: BNG

Cùng với đó, giao lưu, hợp tác giữa địa phương hai nước thời gian qua phát triển mạnh mẽ, thực chất, khi các địa phương hai nước đã thiết lập khoảng 100 cặp quan hệ, ký kết hơn 110 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: Đầu tư, thương mại, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân. Trong hợp tác về kinh tế, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Cụ thể, Nhật Bản là đối tác số một về ODA (với gần 30 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tổng nguồn vay ODA của Việt Nam); là đối tác thứ hai về lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại.

Chính phủ hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã thống nhất sẽ thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng và Việt Nam khẳng định tiếp tục tạo môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi với các điều kiện về đất đai, con người, môi trường, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh và bày tỏ mong muốn Hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" là cơ hội để các cơ quan đại diện và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam gặp gỡ, cùng trao đổi, tìm hiểu, xúc tiến các lĩnh vực hợp tác tiềm năng với đại diện đến từ tất cả các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp của Việt Nam.

Thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio nhấn mạnh, năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu mốc quan hệ hợp tác mới giữa hai nước, Đại sứ Yamada Takio nhận định, Nhật Bản và Việt Nam đang thực sự trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau, với sự hợp tác sâu rộng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân…

Đến hiện tại, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở mức cao nhất mọi thời đại về chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong đó, về mặt kinh tế, theo khảo sát gần đây nhất của JETRO, Việt Nam đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) mà các công ty Nhật Bản có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong tương lai.

Lễ cắt băng khai trương gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Nhật Bản
Lễ cắt băng khai trương gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Nhật Bản - Ảnh: BNG

Có 3 điểm mà các công ty Nhật Bản chú trọng khi lựa chọn điểm đến đầu tư, bao gồm môi trường đầu tư, nguồn nhân lực và phổ biến thông tin. “Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường để các công ty Nhật Bản có thể yên tâm đầu tư như cung cấp nguồn điện ổn định, phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến cấp nước, thông tin liên lạc cũng như đơn giản hóa giấy phép đầu tư và thủ tục” - Đại sứ Yamado Takio nhấn mạnh.

Đại sứ Yamada Takio bày tỏ mong muốn sự hợp tác giữa các địa phương Nhật Bản với các tỉnh, thành phố của Việt Nam sẽ được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa và kỳ vọng rằng Hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" sẽ là bước tiến quan trọng, góp phần đưa quan hệ, giao lưu giữa các địa phương hai nước bước sang giai đoạn mới.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh, chặng đường 50 năm vừa qua đã tạo dựng một nền tảng vững chắc để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, nền tảng, mối lương duyên đó đã được khơi nguồn từ nhiều thế kỷ trước và không ngừng được vun đắp qua nhiều thế hệ. Mối liên hệ lịch sử, sự giao thương hàng hóa, nét tương qua đồng văn hóa, tình cảm chân thành, sự tin tưởng, sẻ chia nhiều lợi ích chung giữa nhân dân hai nước là những yếu tố quan trọng đưa quan hệ hai nước ngày càng gắn bò, bền chặt.

“Đó là những tài sản quý giá trong quan hệ hai nước mà tất cả chúng ta ngồi đây đều trân trọng, gìn giữ và tiếp tục phát huy, là cơ sở để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, hướng đến phát triển thịnh vượng vì hạnh phúc của nhân dân hai nước” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay và kỳ vọng, Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản 2023 để lại nhiều hơn nữa những ấn tượng tốt đẹp, cung cấp thêm cho mỗi người chất liệu và nguồn cảm hứng cho những ý tưởng và kế hoạch hợp tác, các dự án đầu tư mới, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Nhật Bản
Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Nhật Bản - Ảnh: BNG

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác Nhật Bản tận dụng thật tốt cơ hội kết nối, giao lưu để có nhiều thành công trong hợp tác thời gian tới.

Cùng với đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định, Bộ Ngoại giao đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, làm cầu nối hợp tác giữa các địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas ngày 12/5/2024: Ai Cập từ chối hợp tác với Israel; Mỹ nói điều kiện ngừng bắn ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 12/5/2024: Ai Cập từ chối hợp tác với Israel; Mỹ nói điều kiện ngừng bắn ở Dải Gaza

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/5/2024: Kiev đề xuất huy động toàn dân; lính đánh thuê đến Ukraine giảm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/5/2024: Kiev đề xuất huy động toàn dân; lính đánh thuê đến Ukraine giảm

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm sâu bất chấp tín hiệu phục hồi từ nền kinh tế

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm sâu bất chấp tín hiệu phục hồi từ nền kinh tế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/5/2024: Mỹ tuyên bố hỗ trợ Ukraine ngăn bước tiến của Nga tại Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/5/2024: Mỹ tuyên bố hỗ trợ Ukraine ngăn bước tiến của Nga tại Kharkov

Chiến sự Israel-Hamas ngày 11/5/2024: Israel bác đề xuất ngừng bắn; Mỹ “gặp khó” khi dừng cung cấp vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 11/5/2024: Israel bác đề xuất ngừng bắn; Mỹ “gặp khó” khi dừng cung cấp vũ khí cho Israel

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/5/2024: Con đường đến hòa bình ở Ukraine chỉ nằm trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/5/2024: Con đường đến hòa bình ở Ukraine chỉ nằm trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/5/2024: Ukraine: Nga mở đợt tấn công lớn trên bộ nhằm vào Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/5/2024: Ukraine: Nga mở đợt tấn công lớn trên bộ nhằm vào Kharkov

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Thương mại toàn cầu được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong năm 2024

Thương mại toàn cầu được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong năm 2024

Chiến sự Israel-Hamas ngày 10/5/2024: Israel tuyên bố sẵn sàng “đơn độc” trong cuộc xung đột với Hamas

Chiến sự Israel-Hamas ngày 10/5/2024: Israel tuyên bố sẵn sàng “đơn độc” trong cuộc xung đột với Hamas

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/5/2024: Moscow sắp thực hiện đợt tấn công tổng lực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/5/2024: Moscow sắp thực hiện đợt tấn công tổng lực

Italy sẽ đầu tư hơn 1,3 tỷ đô vào Việt Nam thông qua hợp tác thương mại

Italy sẽ đầu tư hơn 1,3 tỷ đô vào Việt Nam thông qua hợp tác thương mại

Chiến sự Nga-Ukraine 10/5/2024: “Pháo đài chiến lược” của Ukraine lâm nguy; Ba Lan thừa nhận sự hiện diện của quân NATO

Chiến sự Nga-Ukraine 10/5/2024: “Pháo đài chiến lược” của Ukraine lâm nguy; Ba Lan thừa nhận sự hiện diện của quân NATO

Nga tổ chức trọng thể Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024)

Nga tổ chức trọng thể Lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024)

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/5/2024: Quân đội Ukraine đang ở trạng thái “đe dọa”; Nga tấn công khắp mặt trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/5/2024: Quân đội Ukraine đang ở trạng thái “đe dọa”; Nga tấn công khắp mặt trận

Nga huy động 150.000 người và 2.500 thiết bị quân sự tham gia Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

Nga huy động 150.000 người và 2.500 thiết bị quân sự tham gia Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng

Vì sao hơn 300 tấn vàng của thế giới đột nhiên chảy vào "túi" người Trung Quốc?

Vì sao hơn 300 tấn vàng của thế giới đột nhiên chảy vào "túi" người Trung Quốc?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/5/2024: Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vũ khí hiện đại

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/5/2024: Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vũ khí hiện đại

Xuất khẩu hạt điều: Các nước Bắc Âu bổ sung thêm quy định mới gì?

Xuất khẩu hạt điều: Các nước Bắc Âu bổ sung thêm quy định mới gì?

Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil

Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil

Xem thêm