Thứ tư 06/11/2024 04:42

Gần 80% công ty Fintech ở ASEAN muốn mở rộng hoạt động kinh doanh

Mặc dù có nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, 80% các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ở ASEAN, bao gồm Việt Nam sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng trong vòng hai năm tới.

Theo Báo cáo “Fintech ở ASEAN: Thức giấc, lấy đà, chạy!” do Ngân hàng United Overseas Bank (UOB), Công ty PwC và Hiệp hội Fintech Singapore thực hiện, ASEAN là lựa chọn hàng đầu cho kế hoạch mở rộng thị trường của các công ty tài chính (78%). Khu vực ASEAN cũng là địa chỉ mở rộng kinh doanh hàng đầu cho các công ty Fintech đến từ ngoài ASEAN (69%).

Sự lạc quan này đến từ xu hướng số hóa trong ASEAN giữa bối cảnh dịch bệnh, với hơn 40 triệu người dùng Internet mới mỗi năm. 70% dân số ASEAN hiện nay dùng Internet, và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới khi các dịch vụ số như chợ online trở nên phổ biến.

Fintech trong khu vực ASEAN vẫn mong muốn mở rộng kinh doanh dù bối cảnh dịch còn tiếp diễn

Xu hướng chung này tạo cơ hội cho các công ty Fintech trong khu vực ASEAN cung cấp cho người dân những giải pháp tài chính số trong các lĩnh vực như thanh toán hay cho vay. Một cách thức mà các công ty Fintech có thể mở rộng dịch vụ trong ASEAN là thông qua việc hợp tác với các ngân hàng để kết hợp lợi thế của hai bên, bao gồm các điểm dịch vụ khách hàng của ngân hàng cũng như năng lực công nghệ của các công ty tài chính.

Cũng theo báo cáo này, các công ty Fintech tiếp tục lạc quan về tương lai dù hoàn cảnh dịch bệnh. Khoảng 2/3 (65%) số các công ty này cho rằng dịch bệnh không ảnh hưởng hoặc thậm chí ảnh hưởng tích cực tới việc gọi vốn trong tương lai của họ (65%), và tới đầu tư giai đoạn sau (62%). Đa số các công ty Fintech ở ASEAN (87%) cho biết, họ đang đi đúng kế hoạch để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sau dịch, tập trung vào sáng tạo sản phẩm và tăng trưởng doanh thu trong năm tới.

Ông Chia Hock Lai - Chủ tịch Hiệp hội Fintech Singapore - cho biết: Có những ly do rõ ràng cho việc các công ty Fintech ở ASEAN tiếp tục lạc quan về tương lai khi dịch Covid-19 đẩy nhanh việc ứng dụng tài chính số bởi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Để nắm bắt được cơ hội tăng trưởng trong vùng, các công ty Fintech cần linh hoạt trong việc điều chỉnh sản phẩm và mô hình kinh doanh để hoàn thiện, bao gồm việc hợp tác với các định chế tài chính truyền thống để phát triển nhanh trong môi trường năng động nhưng khác biệt trong khu vực ASEAN.

Tại Việt Nam, lĩnh vực Fintech đang trong đà phát triển mạnh, thu hút chú ý của giới đầu tư. Theo báo cáo chung của PwC, UOB và Hiệp hội Fintech Singapore, năm 2019, lượng vốn đầu tư cho các công ty Fintech tại Việt Nam chiếm 36% so với cả khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore (51%).

Thị trường Fintech của Việt Nam đang dự báo trị giá 9 tỷ USD vào năm 2020, trở thành thị trường lớn thứ 4 của ASEAN. Sự quan tâm đầu tư vào các công ty Fintech của Việt Nam, đặc biệt nhất là trong lĩnh vực thanh toán, được thúc đẩy bởi tiềm năng kinh doanh với quy mô dân số lớn, thị trường tương đối thuận lợi với sự hỗ trợ từ Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế không tiền mặt, thúc đẩy thanh toán di động và kỹ thuật số, cũng như tỷ lệ thâm nhập Internet và di động cao tại Việt Nam.

Minh Long

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng