Thứ ba 05/11/2024 05:32

EVN: Nhiều hoạt động thiết thực thúc đẩy điện mặt trời mái nhà

Với mong muốn thúc đẩy phát triển mạnh mẽ điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), trong thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp thiết thực.
Điện mặt trời mái nhà mang lại nhiều lợi ích

Khuyến khích nội bộ

Mới đây, Công đoàn EVN phối hợp với Công ty Cổ phần (CP) Đầu tư và Phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) xây dựng chương trình hỗ trợ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) lắp đặt ĐMTMN. Theo đó, mỗi người lao động trong EVN lắp đặt ĐMTMN được giảm trực tiếp 25% giá trị đầu tư; hoặc được đầu tư theo hình thức "Micro-ESCO" sẽ được trả dần trong 3 năm và nhân đôi khung giá cố định hiện hành. Chương trình hướng tới mục tiêu trước mắt, đạt 3.000 hộ gia đình lắp đặt và nhân rộng khắp cả tập đoàn cũng như lan tỏa tới các hộ dân trên cả nước.

Đại diện EVN cho biết, nếu triển khai rộng khắp, chương trình ĐMTMN sẽ góp phần giảm bớt áp lực đầu tư cho ngành điện, giúp tiết kiệm điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và hướng tới sự phát triển bền vững; đồng thời, mang lại nguồn lợi cho chính các hộ gia đình. Các chương trình EVN nhằm mục tiêu tiên phong trong thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển nguồn năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển ĐMTMN với quy mô lớn, tốc độ nhanh và nguồn vốn được xã hội hóa, góp phần tăng nguồn cung ứng điện, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Đồng thời, tạo dựng thị trường ĐMTMN với tiêu chuẩn chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và hệ thống điện...

Trên thực tế, thực hiện chủ trương phát triển ĐMTMN và mục tiêu tiết kiệm điện, những năm qua, EVN đã xây dựng chính sách, khuyến khích, hỗ trợ các tổng công ty/công ty/đơn vị trực thuộc lắp đặt trên cơ sở tận dụng các mái nhà công sở của mình, phục vụ nhu cầu điện tự dùng, tiết kiệm điện.

Hỗ trợ khách hàng

Bên cạnh chương trình nội bộ, EVN cũng đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, người dân có nhu cầu đầu tư, lắp đặt ĐMTMN. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ĐMTMN tham gia thị trường, góp phần hình thành thị trường điện mặt trời minh bạch, bền vững.

Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN - cho biết, Việt Nam có tiềm năng điện mặt trời lớn. Trong bối cảnh phát triển các nguồn điện tập trung gặp nhiều khó khăn, chi phí lắp đặt ĐMTMN ngày càng giảm, ĐMTMN đã trở thành xu thế tất yếu. Nhìn nhận những lợi ích to lớn từ nguồn năng lượng này đối với mỗi hộ dân cũng như góp phần tăng nguồn cung ứng điện quốc gia, EVN đã phát triển nền tảng EVNSOLAR nhằm thúc đẩy phát triển ĐMTMN với quy mô lớn, tốc độ nhanh và nguồn vốn được xã hội hóa, góp phần tăng nguồn cung ứng điện, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Đồng thời, tạo dựng thị trường ĐMTMN với tiêu chuẩn chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và hệ thống điện.

Cụ thể, EVN đã nghiên cứu và đưa vào vận hành nền tảng. Đây là ứng dụng kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ được trang bị công cụ tiện ích, công nghệ, cùng đầy đủ các quy định, chính sách giúp kết nối, tương tác giữa những người sử dụng quan tâm đến ĐMTMN, tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về tấm quang điện, bộ chuyển đổi, công nghệ, nguồn gốc, chất lượng, giá, nhà cung cấp lắp đặt, các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm… và giao dịch thuận tiện, dễ dàng trên nền tảng này.

Thời gian tới, EVN tiếp tục yêu cầu các đơn vị điện lực trực thuộc tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia lắp đặt ĐMTMN. Tăng cường liên kết giữa khách hàng và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời có uy tín tại địa phương; hướng dẫn khách hàng điều kiện nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán, thông báo chỉ số ghi nhận qua Zalo, App CSKH hàng tháng, nhanh chóng thanh toán tiền điện cho khách hàng.

Theo số liệu thống kê của EVN, đến ngày 23/9/2020, tại Việt Nam, đã có hơn 50.000 dự án ĐMTMN với tổng công suất lắp đặt hơn 1.300 MWp.
Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất