Thứ năm 15/05/2025 22:04

Dự báo lạm phát cả năm ở mức 7,3%

Lạm phát toàn phần tháng 2 thấp nhất kể từ tháng 11/2009, mặc dù tháng này có thời điểm Tết Nguyên đán - vốn từ trước tới nay đều đẩy giá thực phẩm và một số mặt hàng tăng cao.

 - Lạm phát toàn phần đã tăng theo tháng, trong tháng giêng và tháng 2 thực chất là do giá cả thực phẩm cao hơn dẫn dắt. Người tiêu dùng chỉ dành tiền tiêu vào những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm trong khi lại đang cắt giảm chi tiêu cho những mặt hàng gia dụng và may mặc.

Nhu cầu nội địa thấp, giá cả hàng hóa có thể giảm, dẫn tới dự báo lạm phát năm 2014 chỉ còn 7,3%. Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước có cơ sở để giữ tỷ giá qua thị trường mở OMO cố định.

Theo dự báo của các chuyên gia, lạm phát cơ bản (không tính đến giá thực phẩm và xăng dầu) sẽ giảm thêm khi nền kinh tế tiếp tục hoạt động dưới mức khuynh hướng. Trong khi chỉ số GDP quý IV/2013 đã tăng từ mức 5,5% trong quý III lên 6,0% so với năm trước, các điều kiện nội địa ở Việt Nam tiếp tục suy yếu do bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ lớn vẫn treo lơ lửng và tốc độ cải thiện lĩnh vực dịch vụ chậm chạp. Đầu tư mới trong ngành điện tử và sản xuất đã giúp bù đắp cho hoạt động đầu tư nội địa đang chậm dần. Tuy nhiên, dòng vốn FDI vẫn không đủ để vượt qua tình hình kinh tế nội địa uể oải. Khoảng cách sản lượng của Việt Nam (sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế tiềm năng và thực tế) đang ở mức âm kể từ năm 2011. Như vậy, thiếu hụt về sản lượng sẽ tiếp tục âm vào năm 2015 với nhân công lao động và vốn hoạt động dưới mức khả năng còn lâu hơn nữa. Lạm phát cơ bản, giá thực phẩm và toàn phần sẽ từ từ hội tụ làm giảm biến động giá cả.

Điều đáng lo ngại, nếu đầu tư và chi tiêu thiếu hiệu quả trong thời gian quá dài thì nhiều thiệt hại sẽ giáng vào nền kinh tế, gây hậu quả dài hạn. Nhu cầu đối với lao động bán chuyên đang tăng do dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhưng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu. Với lượng lao động không chính thức tương đối lớn (ước tính chiếm khoảng 23,5% tổng lực lượng lao động) và 82% người lao động không có bảo hiểm xã hội, các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng trước những cú sốc kinh tế. Điều này giải thích cho hành vi tiêu dùng cẩn trọng của người Việt Nam trong thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua đi ngược lại với những gì đã diễn ra trong những năm trước.

 

Anh Hoài

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam